Tường Berlin

Tường thành Berlin có còn là biểu tượng chia cắt

Tường thành Berlin

Tường thành Berlin

chia cắt Đông và Tây Berlin từng là biểu tượng đau thương của thời kỳ chiến tranh lạnh. Bức tường này được nhắc tới nhiều trong tài liệu, phim ảnh, thơ ca về sự trớ trêu của chiến tranh. 

Xuôi dòng lịch sử 

Năm 1945, chiến tranh thế giới thứ hai tới hồi kết thúc với sự thất bại của quân phát xít Đức. Tháng 3 và tháng 4 năm 1945, quân đồng minh truy kích lực lượng phát xít cuối cùng ở Berlin. Những trận bom của quân đồng minh đã để lại Berlin trong đổ nát. Tháng 5 năm 1945, Hitler tự tử, Berlin hoàn toàn thất thủ. Bốn lực lượng thắng trận là Anh, Pháp Mỹ, Nga phân chia quyền kiểm soát nước Đức bại trận.

Đông Đức

Tường Berlin
Bức tranh tường gây sốc này là điểm chụp ảnh yêu thích của nhiều khách du lịch: The Kiss of Erich Honeker & Brezhnev

Trong những năm sau đó, phần lãnh thổ do Nga kiểm soát đã hình thành nước Đông Đức (German Democratic Republic) lấy Đông Berlin làm thủ đô với  diện tích bằng nửa diện tích toàn Berlin (Greater Berlin). Nước Tây Đức (Federal Republic of Germany) lấy Tây Berlin làm thủ đô do Mỹ, Anh, Pháp chia nhau kiểm soát.

Khác biệt về kinh tế và chế độ chính trị

Sự khác biệt về kinh tế và chế độ chính trị, cùng với những khó khăn về kinh tế ở Đông Đức, khiến nhiều người Đông Đức muốn chạy trốn sang Tây Đức. Đông Berlin phải đối mặt với sự chảy máu xám nặng nề do các kỹ sư tài năng, nhà khoa học danh tiếng bỏ sang phía Tây Berlin. Cho tới năm năm 1961, có khoảng 3,1 triệu người đã sang Tây Đức. Và thế là chính quyền Đông Berlin muốn ngăn cản hiện tượng này bằng biện pháp mạnh.

Sự xuất hiện của bức tường

Năm 1961, xây tường thành Berlin như một giải pháp ngăn sông, cấm chợ. Bức tường bê tông cốt thép chằng  dây thép gai này được dựng lên để chia cắt Đông Berlin với Tây Berlin. Tổng chiều dài bức tường là 160m. Đoạn chạy trong Berlin dài 45m. Với giải pháp này, chính phủ Đông Đức muốn ngăn cản những công dân Đông Đức chạy sang Tây Đức. Bức tường thành kiên cố này đã trở thành một biểu tượng của chiến tranh lạnh suốt hơn 20 năm. 

Sắc lệnh ngăn sông cấm chợ

Năm 1963, một sắc lệnh được ban hành buộc người từ Đông Đức sang Tây Đức và ngược lại phải có giấy thông hành do chính phủ cấp. Những ai vượt tường đều bị những tay súng canh biên giới bắn hạ. Có khoảng 139 người đã bị chết một cách vô nghĩa như vậy.

Ngày nay, cạnh tòa nhà quốc hội Đức có một khu kỷ niệm những người đã tử vong do vượt tường không phép.

Tường thành Berlin

Charlie Check Point là một trong những điểm soát giấy thông hành. Ngày nay, khách du lịch tới thăm Berlin nếu muốn có thể tới đây mua một giấy thông hành có đóng dấu hẳn hoi do một anh lính mặc quân phục cấp để mang về làm kỷ niệm.

Sự sụp đổ của một biểu tượng chiến tranh lạnh

Năm 1989 đã diễn ra những thay đổi tình hình chính trị ở Nga dưới thời Gorbachov. Nhân cơ hội đó, những người dân Đức đã tuần hành biểu tình yêu cầu dỡ bỏ tường thành Berlin. Cuối cùng là ngày lịch sử 9/11/1989, bức tường đã được phá bỏ. Một đoạn tường thành được giữ nguyên để làm chứng tích chiến tranh.

Năm 1991, cả nước Đức một nhà. Quốc hội Đức chọn Berlin thống nhất làm thủ đô của toàn nước Đức.

Ký ức không quên

Người Đức không muốn quên bất cứ điều gì trong lịch sử. Một đoạn tường được giữ lại để làm minh chứng cho thời chiến tranh lạnh. Bảo tàng Tường Berlin, khu Đông Berlin (East  Side Berlin Wall Museum), vẫn kể mãi chuyện lịch sử.

Sự kiện tường Berlin là cảm hứng cho biết bao bài viết, phim ảnh…

Tường không còn, khác biệt vẫn còn

Chiến tranh lạnh đã không còn. Tường Berlin cũng chỉ là kỷ niệm của quá khứ. Vậy giữa Đông Berlin và Tây Berlin liệu có còn chia cắt?

Ngày nay, tuy bức tường đã không còn, nhưng đâu đó vẫn còn dấu vết của sự khác biệt. Có thể là ở những công trình kiến trúc, hay phong cách sống giữa hai vùng Đông và Tây Berlin. Berlin 2017./.

“The life of others” là một phim rất hay về thời kỳ này. Hãy xem để hiểu thêm sự dồn nén của người dân Đông Đức và lý do vì sao họ dám bất chấp cả tính mạng để vượt tường.

Xem thêm: Berlin thành phố đa tính cách

Tham khảo

http://germanculture.com.ua/germany-history/german-reunification/http://germanculture.com.ua/germany-history/german-reunification/