Người ta đã nói như vậy về Thượng Hải. Trong số 23 triệu dân của thành phố này có tới 9 triệu người là dân nhập cư. Những người này đã tạo nên bản sắc phong phú của thành phố này.
là trung tâm kinh tế tài chính, thành phố phát triển bùng nổ nhất Trung Quốc. Vùng đất hứa của bao giấc mơ làm giàu nhanh. Nhưng cũng chính vì quá nhiều khát vọng mà giá cả ở đây cao ngất trời. Mua nhà ở Thượng Hải là giấc mơ xa vời của rất nhiều người.
vẫn là hòn nam châm thu hút những người nghèo từ các nơi đổ về. Người ta làm mọi việc chân tay, sống trong những khu ổ chuột để có thể trụ lại.
Còn đối với những người “set back” như tôi, thoạt tiên, thành phố này còn gây cảm giác “bất an” :-)). Quá nhiều nhà cao tầng, quá ít cây xanh, quá đông người và quá nhiều đường cao tốc.
Thực ra bên trong vỏ bọc tua tủa nhà cao tầng, xi măng cốt thép lại là một Thượng Hải xưa. Thành phố có bề dày lịch sử và dấu ấn đa văn hóa. Nơi đây đã từng là nơi giàu sang xa hoa bậc nhất của khu vực vào những năm 1930s.
Sông Hoàng Phố chia Thượng Hải thành hai phần khác nhau rõ rệt. Khu phố tây là các tô giới thuộc Anh, Pháp, Đức, Nhật, đế quốc Áo Hung, …..và khu phố đông là nơi người bản địa sinh sống. Thời kỳ tô giới còn là thời kỳ người Trung Quốc bị rẻ rúng, phân biệt đối xử ngay trên đất nước của họ. Câu nói “cấm người Trung Quốc và chó vào địa phận tô giới” vẫn còn lan truyền mãi.
Ngày nay, khu phố tây là “khu cổ” với vườn xanh và mái ngói cổ xưa. Trong khi đó, khu đông phát triển nóng với nhà bê tông cao tầng san sát và những công trình mới.
Đã hai lần tôi tới thăm nơi đây, lần nào cũng chỉ được một ngày. Thời gian đó rất là không đủ để “hiểu” về Thượng Hải, mà chỉ là ấn tượng về một số địa điểm du lịch đặc trưng nhất mà thôi.
Đi dọc the bờ sông Hoàng Phố trong buổi tối se lạnh và ngắm bộ sưu tập những công trình kiến trúc độc đáo bên bờ sông.
rực rỡ đèn màu thu hút những tín đồ mua sắm. Chắc chắn thiên đường mua sắm này là điểm đến mà khách du lịch không thể bỏ qua.
đã từng cao thứ ba Châu Á, biểu tượng “chơi sang” của Thượng Hải.
Bác Mao khi còn sống có nghĩ tới viễn cảnh này không?
ngắm ánh đèn chói lói của những tòa nhà cao tầng hai bên bờ sông. Vào những buổi tối, trên thuyền còn có ca nhạc. Những nữ ca sỹ hát tiếng Trung và tiếng Anh.
của Thượng Hải khi đã chán cảnh ồn ào ở những khu mua sắm.
Đi qua cây cầu Zig Zag là tới quán trà cổ nhất của Thượng Hải. Trái với sự nổi tiếng của quán trà, và sự đông dân của Thượng Hải, quán trà không quá đông khách. Chúng tôi chọn được một chỗ ngồi cạnh cửa số để ngắm ra bên ngoài. Mưa lất phất rơi ngoài song cửa trong tiết trời giá lạnh làm cho tách trà nóng càng thêm tuyệt vời hơn. Người Trung Quốc thường làm ta ngạc nhiên vì sự cầu kỳ. Hai bình trà trong suốt khoe hai nụ hoa từ từ nở là một sự mãn nhãn, làm cho tách chè như ngon hơn.
Thêm vào đó, trà với trứng hầm thuốc bắc rất lạ và độc đáo.
Thượng Hải đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử. Cái hồn của thành phố này chính là sự quốc tế hội nhập ở mức cao nhất, nhưng vẫn không bao giờ đánh mất bản chất Á Đông của mình. Tôi vẫn muốn có ngày nào đó quay trở lại thăm thành phố năng động này trong thời gian đủ lâu để có thể bắt được “hồn” của nó. Thượng Hải 2013.
Thăm một thành phố khác của Trung Quốc là Tô Châu
P/S: Thực sự muốn biết kỹ hơn về cuộc sống ở Thượng Hải giàu sang, hoa lệ hãy đọc thêm những tác phẩm của nhà văn Vệ Tuệ và những nhà văn khác tới từ thành phố này.
Ancarine Beach Resort 4/5 Địa chỉ: Tổ 3, ấp Ông Lang, xã Cửa Dương, Phú…
Đình, chùa Gióng Mốt: 3/5 Vị trí: 2XP6+3HJ, Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội Chủ…
Chúng tôi tới Helsinki vào những ngày đầu tháng 10. Thời tiết cuối thu đầu…
Thái tử Đan Mạch Frederick và công nương Mary Elizabeth sang thăm Việt Nam từ…
Đình Bình Minh Địa chỉ: tổ dân phố Bình Minh, thị trấn Trâu Quỳ, huyện…
Địa chỉ: Xã Thanh Tân, Tây Ninh Ma Thiên Lãnh một thung lũng nằm dưới…