Đông Nam Bộ

Thăm rừng quốc gia Côn Đảo nơi vẫn còn nguyên vẻ hoang sơ

Thế mạnh của du lịch Côn Đảo còn ở chỗ có khu vực rừng quốc gia còn nguyên sơ. Việc bảo tồn rừng nguyên sinh Côn Đảo được thực hiện từ 1984. Sau này từ 1993, rừng cấm Côn Đảo đổi tên thành Rừng quốc gia Côn Đảo với diện tích bảo tồn gần 20 hecta. 

Rừng Côn Đảo là rừng mưa nhiệt đới, còn giữ được hệ động thực vật rất phong phú. Ngày nay, còn hơn 1000 loài thực vật bậc cao và 155 động vật rừng. 

Chuyến thăm rừng quốc gia Côn Đảo thú vị hơn hình dung ban đầu của tôi. Đầu năm, người thăm rừng còn ít, chỉ có chúng tôi và vài người khác. Cảm giác như một mình chúng tôi đi trong rừng vắng.

Tour trekking trong rừng có các điểm thăm quan như Hang Đức mẹ, suối Bàng & Bãi Bàng; bãi ông Đụng; bãi Đất Thắm hay thăm các cây di sản…

Trong một buổi sáng, chúng tôi thăm được hang Đức Mẹ và Bãi Bàng. Cả đi lẫn về tầm 6km. 

Hang Đức Mẹ

Leo các bậc thang dốc tầm 600m để lên được hang Đức Mẹ nằm giữa những tảng đá tự nhiên tuyệt đẹp. Trên cửa vào của hang ghi dòng chữ Ave Maria. Chúng tôi gặp mấy người khách theo đạo thiên chúa ở đây.

“Anh chị có đạo không?”, họ hỏi, “đức mẹ sẽ phù hộ cho”. 

Cộng đồng theo Công giáo ở Côn Đảo tới từ các vùng Nam Định, Hải Hậu… Khi tới thăm mộ, họ mang theo hoa để lên ban thờ Đức Mẹ.

Hang Đức Mẹ nhỏ xinh, sạch sẽ và gọn gàng. Trên ban thờ cắm hoa tươi. Trước cửa hang có dòng chữ Ave Maria

Bãi Bàng

Bãi san hô tự nhiên rộng lớn ở Bãi Bàng trong rừng quốc gia Côn Đảo

Từ hang Đức Mẹ đi tiếp con đường xuyên rừng khoảng 2km nữa thì tới bãi Bàng. Đường đi lúc đầu bằng phẳng, sau thì dốc đứng xuống dưới.

Khi tới nơi, chúng tôi thấy một cây bàng lớn. Có lẽ tên bãi Bàng là vì có cây bàng này chăng. 

Bãi Bàng không phải bãi cát mà là bãi đá rộng lớn. Có đá đen và cả đá vàng. Từ đây có thể nhìn thấy Hòn Tre Nhỏ và Hòn Tre Lớn ở xa xa.

Một bãi đá không quá hấp dẫn! 

Nhưng không phải vậy, khi đi ra xa tới gần mép nước, bãi Bàng là cả một sự ngạc nhiên kỳ thú. Hóa ra đây là một bãi san hô thiên nhiên rộng lớn. Cả một hệ sinh thái hoang sơ. 

Phổ biến nhất là san hô như những chùm hoa và san hô giống với tổ ong. Hiếm hơn là san hô hình quả sim. Có một loài giống như một con giun lớn màu đen sống dưới nước với số lượng lớn.

Loài san hô có nhiều nhất ở Bãi Bàng. Một loài sinh vật biển màu đen có xúc tu có rất nhiều trên bãi

Những cư dân của rừng quốc gia Côn Đảo

Rừng Quốc Gia Côn Đảo khô ráo, có các bậc thang thấp dễ đi

Chuyến trekking trong rừng quốc gia Côn Đảo thật thú vị. May mắn cho chúng tôi là thời tiết thuận lợi. Đường đi trong rừng khô ráo và dễ đi. Màu xanh của cây, màu xám của đá, gió rì rào trong những lùm cây, nắng nhảy múa trên mặt đất, hít đầy phổi không khí đầy oxy trong lành…

Rừng quốc gia Côn Đảo là rừng mưa nhiệt đới. Loại rừng quý có hệ động thực vật hết sức phong phú, đa dạng. Đi trong rừng sẽ chứng kiến được cuộc sống cộng sinh của các cư dân rừng. 

Trong rừng quốc gia Côn Đảo có rất nhiều cây leo. 

Những cây leo uốn hình sóng lượn bò ra cả mặt đất và tạo thành những hình thú vị. Cây leo là những cư dân ranh mãnh của rừng. Chúng sinh ra trên mặt đất, nơi chỉ có 1-2% ánh sáng. Từ vị trí không thuận lợi đó, chúng nhờ vào cây chủ để vươn ra ánh sáng. Sống khỏe và sống tốt, nhiều cây leo phát triển thành thân cây rất lớn.

Cây đa rừng (Banyans Trees) hay còn gọi là cây bóp nghẹt. 

Tôi vốn thích tán rộng của những cây đa rừng (banyans trees). Nhưng giờ mới biết những cây đa rừng này là mối nguy hiểm cho các cây khác. Lúc còn bé, cây sống cộng sinh nhờ ánh nắng, chất dinh dưỡng, nước mưa từ vụn lá trên cây chủ. Khi lớn lên, chúng phát triển nhanh chiếm hết ánh nắng mặt trời, nước mưa của cây chủ. Cuối cùng, đa rừng sẽ bóp nghẹt cây chủ, gây ra cái chết từ từ của cây này.

Trong rừng quốc gia có một số cây di sản. Nếu có thời gian đi sâu vào trong rừng sẽ gặp những cây này. 

Có một số loài cây có bề ngoài rất kỳ quái như cây Truống chẳng hạn. Thân cây có các gai gỗ mọc tua tủa. 

Cây Truống

Có khá nhiều tổ mối trong rừng là những ụ đất màu nâu rất dễ nhận ra

Mối là những công nhân chăm chỉ. Chúng làm việc 24 tiếng/ngày để xử lý chất hữu cơ thành những chất tốt cho cây cho đất. 

Tổ mối

Chúng tôi đã chụp ảnh được một số cư dân khác là khỉ, sóc, và tắc kè.

Sóc rừng chuyền cây nhanh thoăn thoắt nên rất khó chụp ảnh được chúng
Khỉ là những cư dân bạo dạn của Rừng Quốc Gia Côn Đảo
Chụp ảnh Tắc kè rất khó vì chúng “lẩn nhanh như trạch”

Nấm rừng

Đang là mùa khô nên không có nhiều nấm rừng
Loài nấm rừng này như những cánh bướm con

Mua vé thăm rừng quốc gia ở Ban quản lý rừng quốc gia Côn Đảo. Ở đây cũng có thể xem được một số động thực vật trong bảo tàng như loài cá bò…Có nhiều chương trình thăm quan khác nhau như xem rùa đẻ trứng, lặn biển etc….

Các bài viết khác về Côn Đảo

thefishinwater

Welcome to the Fish In Water, a blog about destinations, cultures from an authentic view. Hope the readers will find the blog useful and inspring.

Recent Posts

Ancarine, hideaway ngay trung tâm Phú Quốc

Ancarine Beach Resort 4/5 Địa chỉ: Tổ 3, ấp Ông Lang, xã Cửa Dương, Phú…

2 years ago

Thăm đình Gióng Mốt, Đặng Xá, Gia Lâm

Đình, chùa Gióng Mốt: 3/5 Vị trí: 2XP6+3HJ, Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội Chủ…

2 years ago

Suomenlinna, pháo đài của mùa thu vàng

Chúng tôi tới Helsinki vào những ngày đầu tháng 10. Thời tiết cuối thu đầu…

2 years ago

Buổi lễ kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Đan Mạch

Thái tử Đan Mạch Frederick và công nương Mary Elizabeth sang thăm Việt Nam từ…

2 years ago

Đình Bình Minh là nơi chứng kiến những ngày huy hoàng của chúa Trịnh Cương

Đình Bình Minh Địa chỉ: tổ dân phố Bình Minh, thị trấn Trâu Quỳ, huyện…

2 years ago

Khu du lịch Ma Thiên Lãnh 3/5

Địa chỉ: Xã Thanh Tân, Tây Ninh Ma Thiên Lãnh một thung lũng nằm dưới…

2 years ago