Categories: CHÂU ÂUNƯỚC Ý

Rome, trái tim của đế chế La Mã

Rome, được gọi là thành phố vĩnh hằng hay thành phố 7 ngọn đồi là một địa danh rất đặc biệt, là trái tim của đế chế La Mã, Rome đã chứng kiến sự hình thành, phát triển và diệt vong của một đế chế La Mã hùng mạnh và có ảnh hưởng rất lớn tới văn minh nhân loại. Chính vì vậy mà tới Rome bạn sẽ bị choáng bề dày lịch sử và những công trình cổ kính. Rome như một bảo tàng ngoài trời khổng lồ.

Nhà nước La Mã hùng mạnh, tồn tại hơn 1000 năm, và chiếm đóng một vùng đất rộng lớn (toàn bộ Địa Trung Hải, châu Âu, một phần châu Phi…). Khi xâm chiếm Ai Cập, Hy Lạp và các nền văn minh khác, La Mã đã mang về nước nhiều tài nguyên và của cải vật chất và cả ảnh hưởng nghệ thuật.

Các vị thần trong thần thoại Hy Lạp về tới La Mã được đổi tên La Mã như Zeus thành Jupiter, Afrodite thành Venus. Người La Mã cũng không ngại copy phong cách Hy Lạp trong tranh vẽ, các công trình kiến trúc, tượng….(hồi đó copy là hoàn toàn hợp pháp vì chưa có khái niêm copy right). Họ cũng đã cải tiến và cải biên theo phong cách La Mã.

Theo truyền thuyết, Romulus là vị vua đầu tiên thiết lập Roma. Sau này Romulus bị giết chết và một nền dân chủ được hình thành (một hội đồng cai quản gồm những người giàu có và những người lớn tuổi). La Mã đã chuyển sang chế độ quân chủ sau khi Cezar bị sát hại.

Các vương triều La Mã chính qua các thời kỳ

  • 27 trước công nguyên: Augustus Caesar – hoàng đế đầu tiên
  • 14 BC – 68 CE: Tiberius – Caligula-Claudius -Nero
  • 68 CE-96 CE: Vespasian (Colloseum) -Titus (destruction of Temple in Jerusalem) – Domitian (Prosecution of Christians)
  • 96-180 CE: thời kỳ cực thịnh của đế chế La Mã: Nerva, Trajan, Hadrian, Antonius Pius and Marcus Aurelius
  • 177-307 CE: Đế chế suy yếu, lãnh đạo yếu kém của chính quyền trung ương
  • 307CE-337CE: dưới sự trị vì của hoàng đế Constantine the Great, lần đầu tiên thiên chúa giáo được đưa lên làm  chính giáo, đánh dấu sự bắt đầu và nở rộ của ảnh hưởng thiên chúa giáo
  • Năm 395 sau công nguyên: Đế chế La Mã chia thành Tây La Mã và Đông La Mã trị vì bởi hai con trai của Theodosius
  • 476 CE: Đế  chế La Mã suy yếu, chính quyền suy yếu, quân đội không chống lại được những cuộc nổi dậy.
  • Năm 476, đế chế Tây La Mã sụp đổ.
  • Đế chế Đông La Mã tiếp tục tồn tại thêm một 1000 năm nhưng gọi là đế chế Byzantine.

Các địa danh chính mà bước chân lang thang đưa tới:

  • Đồi Capitol, quảng trường Campidoglio, quảng trường Venezia, Quảng trường Tây Ban Nha
  • Đồi Palatine và Roman Forum
  • Colosseum
  • Panthenon
  • Rome còn là thành phố của các đài phun nước

Phần 2:  Rome thành phố của 7 ngọn đồi

Tài liệu tham khảo: http://www.softschools.com/timelines/roman_emperors_timeline/387/

thefishinwater

Welcome to the Fish In Water, a blog about destinations, cultures from an authentic view. Hope the readers will find the blog useful and inspring.

Recent Posts

Ancarine, hideaway ngay trung tâm Phú Quốc

Ancarine Beach Resort 4/5 Địa chỉ: Tổ 3, ấp Ông Lang, xã Cửa Dương, Phú…

2 years ago

Thăm đình Gióng Mốt, Đặng Xá, Gia Lâm

Đình, chùa Gióng Mốt: 3/5 Vị trí: 2XP6+3HJ, Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội Chủ…

2 years ago

Suomenlinna, pháo đài của mùa thu vàng

Chúng tôi tới Helsinki vào những ngày đầu tháng 10. Thời tiết cuối thu đầu…

2 years ago

Buổi lễ kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Đan Mạch

Thái tử Đan Mạch Frederick và công nương Mary Elizabeth sang thăm Việt Nam từ…

2 years ago

Đình Bình Minh là nơi chứng kiến những ngày huy hoàng của chúa Trịnh Cương

Đình Bình Minh Địa chỉ: tổ dân phố Bình Minh, thị trấn Trâu Quỳ, huyện…

2 years ago

Khu du lịch Ma Thiên Lãnh 3/5

Địa chỉ: Xã Thanh Tân, Tây Ninh Ma Thiên Lãnh một thung lũng nằm dưới…

2 years ago