Pleiku, xứ gỗ của ngày xưa
Theo lịch trình, ngày thứ sáu chúng tôi bay tới Pleiku. Từ Pleiku đi thẳng về thăm Kon Tum. Chủ nhật lại từ Kon Tum quay trở lại Pleiku.
Pleiku là đầu mối giao thông quan trọng ở Bắc Tây Nguyên vì có hẳn sân bay riêng. Sân bay này bé xinh tới nỗi nhiều người còn không biết tới sự tồn tại của nó.
Từ đây có các chuyến bay nối liền Pleiku với Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…và các thành phố lớn khác.
Trong vài tiếng với Pleiku chúng tôi đã đi một vòng để tìm ra những nét đẹp của thành phố này.
Hàng thông trăm tuổi, điểm check in không thể bỏ qua.
Hầu hết những người tới thăm Pleiku đều có ảnh check in ở hàng thông trăm tuổi này. Những bóng áo dài thướt tha nép dưới những bóng thông già thơ mộng. Xưa kia nơi đây hẳn là một rừng thông. Ngày nay, đoạn đường này chỉ còn tầm hơn 20 gốc. 🙄 Vì quí hiếm nên các cây thông được đánh số cẩn thận.
Bên phía tay phải hàng thông là trường tiểu học và trung học Pleiku. Bên tay trái là vườn chè mênh mông nên gọi là “biển hồ chè”.
Biển Hồ Chè ngay cạnh hàng thông.
Những khu vườn chè mênh mông tít tắp. Ăn đứt vườn chè Osullock của Jeju. Một vài nón lá chăm chỉ đang thu hoạch chè. Những lá chè tươi non mơn mởn. Nhìn thôi đã thấy vị chát của tách trà xanh.
Chùa Bửu Minh
Cũng ngay cạnh đây có chùa Phật Bửu Minh đang xây dỡ. Tới Kon Tum và Pleiku, chúng tôi thấy có một số chùa Phật mới xây hoặc đang xây dở. Nhiều ngôi chùa, nhưng đều giống nhau ở chỗ có những ngọn tháp nhiều tầng mái cong. Sự giao thoa văn hóa có thể là lý do. Kiến trúc tháp chùa kiểu này có thể thấy ở một số nước châu Á khác. 🙂
Biển Hồ T’Nưng
Muốn vào thăm biển hồ T’Nưng cần qua cổng thu vé. Giá vé chỉ có 10.000 đồng/người. Nếu thu phí mà giữ gìn thiên nhiên sạch đẹp thì du khách cũng quá sẵn sàng.
Gọi là biển hồ không quá lời chút nào. Hồ rộng mênh mông. Mặt nước phẳng như gương soi bóng những hàng thông. Không khí mát lành trong trẻo. Hồ đẹp thơ mộng quá.
“Em đẹp lắm Pleiku ơi, trái tim tôi đã vỡ tan rồi, không dám nhìn vào đôi mắt ấy, đôi mắt Pleiku biển hồ đầy”
Văn hóa bản địa ở Pleiku
Còn một ít thời gian, chúng tôi ghé qua thăm bản văn hóa Pleiop. Địa chỉ này dựng lên để nhằm mục đích thu hút khách du lịch. Trong bản có một căn nhà sàn nhỏ. Khu vườn tượng của các nghệ nhân người dân tộc. Nhà hàng Pờ Lây Cồng Chiêng. Cơ man là khách du lịch. Cũng giống như nhiều địa danh văn hóa khác, bên trong phần trang trí dân tộc là chất dân tộc quá mong manh. Dân cư Pleiku hiện nay chủ yếu là người kinh.
Quyết định dời xa chốn ồn ào, chúng tôi ghé vào ăn trưa ở một quán đặc sản cá sông Sê San ở rìa làng Pleiop. Nhìn kiểu trang trí đồ gỗ kiểu cóc ngậm tiền biết đích thị là người kinh lên đây làm ăn sinh sống. Trên tường treo ảnh những chú cá to gần bằng người thật. Cá anh vũ và cá Sihanouk (hay còn gọi là cá trà sóc) là hai cá da trơn khủng sông Sê San. Chúng có thể nặng tới 100kg một con.
Cà phê Pleiku
Pleiku là đất của cà phê đắng robusta. Nếu bạn tới đây hãy thử chất bình lặng Pleiku bên những ly cà phê. Cà phê Huế xưa là một quán cà phê rộng, sâu hút bên trong. Đàn cá koi nuôi trong hồ sen đông và tham ăn kinh khủng. 😊). Nhớ ghé hàng cà phê Pleiku Kaba để mua về làm quà.
Hai ngày cuối tuần với Tây Nguyên của chúng tôi đã diễn ra như thế đó. Lần sau tới Pleiku nhất định dành nhiều thời gian hơn để thăm núi lửa Chư Đăng Ya. :-)). 07/2019
Những bức ảnh ấn tượng về hồ Tà Đùng
Vị trí: Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, xã Đắk Som, Huyện Đắk G’Long,…
Hồ Tà Đùng, viên ngọc xanh bí ẩn nơi đại ngàn
Hồ Tà Đùng, Đắc Nông Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, xã Đắk Som,…
Ẩm thực Pleiku
Pleiku, phố núi nhỏ xinh của Tây Nguyên không thể sánh về mặt thực đơn…
10 điểm danh thắng không thể bỏ qua ở Pleiku
1.Biển hồ T’Nưng Đường Tôn Đức Thắng, thành phố Pleiku Biển hồ T’Nưng “không dám…
Tới Pleiku để được chạm tay vào thiên nhiên
Đánh cá trên Biển Hồ Pleiku “Tôi không muốn tới Thái Lan và Malaysia để…
Những bức ảnh đẹp nhất về thiên nhiên Pleiku
10 bức ảnh kỷ niệm về thiên nhiên và con người Pleiku chúng tôi chọn…