Paul Theroux (1941) là một nhà văn và nhà báo. Trong cuộc đời ông đã đi nhiều nơi và sống ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Châu Á, Châu Phi.
Chính vì sự hay đi và thích đi này mà ông đã chọn chủ đề du ký cho nhiều tác phẩm của mình.
Phương Đông lướt qua ngoài cửa sổ là tên cuốn du ký viết năm 1973 của Paul Theroux. Cái tên này được đặt theo cả nghĩa bóng và nghĩa đen của chuyến du ký.
Paul Theroux đã thiết kế chuyến đi qua nhiều nước ở châu Á hoàn toàn bằng tàu hỏa. Chúng ta ngày nay thường chọn máy bay, ô tô, tàu nhanh… chứ ít người chọn tàu hỏa. 50 năm trước, tàu hỏa chủ yếu chạy bằng hơi nước chứ không phải bằng điện như những con tàu ngày nay. Tốc độ đi của tàu hỏa thời ấy cũng rề rà chứ không nhanh và chính xác như thời nay. Phải nói là đây là một quyết định dũng cảm. Cá nhân tôi rất nể phục khả năng giải quyết vấn đề của ông trong chuyến đi kéo dài tới hơn 4 tháng này. Làm thế nào để ông định hướng và lên đúng chuyến tàu cần đi khi mà có những nước người ta hoàn toàn không nói tiếng Anh.
Những người Paul Theroux gặp trên các chuyến tàu là những người rất đỗi bình thường. Họ từ các tầng lớp xã hội khác nhau. Có thương gia, có trí thức, có xã hội đen, giàu nghèo đủ cả…Paul đã quan sát, nói chuyện với họ và sau đó ghi lại những cảm nhận của mình. Phong tục tập quán, thói quen ăn uống, đồ ăn thức uống của mỗi nước cũng được ông ghi chép lại tỉ mỉ.
Paul Theroux là một nhà văn nhà báo. Ông thường không khen mà hay nhìn mọi việc với ánh mắt châm biếm đôi khi khắt khe. Paul cũng không ngại chia sẻ quan điểm đôi khi khá phiến diện đối với từng quốc gia.
Istanbul là thành phố như một kho chuyện lịch sử khổng lồ. Tehran lộn xộn, vô tổ chức. Ấn Độ nghèo khó tới mức khó hình dung. Afghanistan và sự vô vọng bởi chiến tranh. Miến Điện sùng đạo. Singapore là nơi con người không có sự riêng tư và sống trong một guồng máy tẻ ngắt. Nhật Bản luôn chỉn chu và lịch sự nhưng trong mỗi con người ẩn chứa sự dồn nén kỳ quặc….
Đặc biệt, Paul đã đi qua miền nam Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh cam go nhất. Quân Mỹ sắp rút khỏi Việt Nam để lại khoảng trống cho quân đội Việt Nam cộng hòa. Paul Theroux không đồng tình với sự hiện diện vô nghĩa của quân Mỹ tại Việt Nam. Ông chỉ trích quân Mỹ và thương cảm những người dân thường.
Trong cuộc hành trình tới VN, Paul cũng đã nhận ra vẻ đẹp xanh thơ mộng nhất trong số các nước ông đã đi qua. Mặc dù, Việt Nam lúc này đang bị băm nát bởi chiến tranh. Ông cũng nhận xét Việt Nam là nơi ông luôn muốn tới vì “có thể được chạm tay vào thiên nhiên” và vì VN chưa bị thương mại hóa như Thái Lan và Malaysia.
Sự nhân hậu của người dân Việt Nam được khắc họa qua hình ảnh những bà già nghèo khó nhưng cưu mang những đứa trẻ con lai Mỹ. Vô số những đứa trẻ vô thừa nhận như vậy được cưu mang và đùm bọc, mặc dù chúng chẳng liên quan gì tới họ.
Bốn tháng hành trình bằng tàu hỏa cũng đã là bước ngoặt lớn trong cuộc đời riêng và sự nghiệp của tác giả. Ông viết lại câu chuyện, trở thành nhà văn nổi tiếng, bỏ vợ, và tiếp tục có những cuộc hành trình để đời khác.
Mặc dù cuốn “Phương Đông lướt ngoài cửa sổ” được Nhật báo Telegraph ca ngợi là một trong số 20 cuốn du ký hay nhất mọi thời đại, tác phẩm này không dễ đọc. Paul gặp và viết về nhiều nhân vật nên phải đọc kỹ các tình tiết. Văn phong của ông cũng không dễ “scan” như cách đọc phổ biến hiện nay của nhiều bạn đọc. Lời khen của Telegraph có lẽ là dành cho sự dấn thân của tác giả đi theo hành trình có một không hai. Cũng như, sự thẳng thắn của Paul khi chia sẻ quan điểm cá nhân về từng điểm đến.
Gấp cuốn sách này, một điều nên thử làm là xem sau 50 năm, hình ảnh của các nước Châu Á bây giờ có khì khác không? Tháng 1.2022.
Ancarine Beach Resort 4/5 Địa chỉ: Tổ 3, ấp Ông Lang, xã Cửa Dương, Phú…
Đình, chùa Gióng Mốt: 3/5 Vị trí: 2XP6+3HJ, Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội Chủ…
Chúng tôi tới Helsinki vào những ngày đầu tháng 10. Thời tiết cuối thu đầu…
Thái tử Đan Mạch Frederick và công nương Mary Elizabeth sang thăm Việt Nam từ…
Đình Bình Minh Địa chỉ: tổ dân phố Bình Minh, thị trấn Trâu Quỳ, huyện…
Địa chỉ: Xã Thanh Tân, Tây Ninh Ma Thiên Lãnh một thung lũng nằm dưới…