Pharaoh, biểu tượng vĩnh cửu

Giza, Kim tự tháp trong samạc

Vua của Ai cập gọi là các Pharaoh.

Pharaoh không chỉ có quyền hành pháp mà còn nắm cả thần quyền. Họ là đại diện trên mặt đất của các thần linh.

Theo truyền thuyết, người Ai Cập thờ thần cai quản âm phủ là Osiris, thần mặt trời RE, thần Horus – vị thần hay được vẽ với cái đầu chim ưng. KA là tên gọi của các linh hồn. Người Ai Cập tin vào sự sống ở thế giới bên kia. Họ ướp xác để sau này các linh hồn nhập vào xác ướp mà sống lại.

Là pharaoh có quyền hành như thế, nên ngôi mộ cũng phải xứng đáng. Kiến trúc các kim tự tháp tượng trưng cho các tia sáng của mặt trời, là sức mạnh của thần RE.

Ý nghĩa của các kim tự tháp

Các kim tự tháp là nơi chôn cất các Pharaoh cùng toàn bộ tài sản quý giá. Mục đích là sau này Pharaoh có sống lại cũng không thiếu thứ gì. Những con thuyền lớn để đưa linh hồn người chết xuống địa ngục. Những vật dụng quý giá trong sinh hoạt hàng ngày. Trong các kim tự tháp, người ta đã tìm thấy nhiều bức tranh tường, các bức tượng…

Một điều lý thú là, các tác phẩm này lại không phải được tạo ra cho người người chiêm ngưỡng, hay trưng bày. Chúng có một vai trò hết sức thực tiễn là phục vụ cho tôn giáo, phục vụ cho những người chết đi qua thế giới bên kia. Các bức tượng để người chết giao tiếp với các linh hồn KA.

Thật là trớ trêu, các Pharaoh đã không được ngủ yên ngàn thu mà bị quân săn mộ làm phiền. Họ đào bới những ngôi mô và cướp đi các đồ vật quý chỉ để lại cái xác kim tự tháp.

Kỹ thuật xây các kim tự tháp vẫn còn là bí ẩn của ngàn đời sau. Người ta đã làm thế nào để xây dựng được các công trình lớn như vậy giữa sa mạc hoang vu?

Kim tự tháp Giza

Tại Giza, là Old Kingdom, có ba kim tự tháp do ba thế hệ Pharaoh xây dựng nên từ ông tới con trai và cháu trai. Kim tự tháp chúng tôi tới thăm là kim tự tháp Khafre. Cạnh đấy là tượng nhân sư Sphinx, có thân sư tử và mặt của vua Khafre. Sư tử là linh vật của Ai Cập cổ đại và tượng trưng cho các Pharaoh.

Những người Ai cập săn khách du lịch quanh khu lăng mộ rất kiên nhẫn. Họ bám theo chúng tôi, chào đủ các thứ tiếng, mời mọc cưỡi lạc đà. Thật khó mà nói không với những người kiên nhẫn tới vậy. Con lạc đà cao lênh khênh, ngoan ngoãn quỳ xuống cho du khách ngồi lên lưng rồi từ từ đứng dậy. Tôi có cảm giác hơi chóng mặt chút từ trên lưng nó. Nhưng là một trải nghiệm có một không hai 🙂 

Ghi chép của tôi trong chuyến thăm Cairo năm 1999, máy chụp film.