Nếu bạn có tình yêu với đồ gốm mộc thì nơi lý tưởng để ngắm nhìn các tác phẩm gốm là làng gốm Thanh Hà, chỉ cách phố cổ Hội An 3km.
Cách tiện lợi nhất để tới đây là đi xe máy, mất tầm 11 phút. Hội An, qua một khu chợ dân sinh, men theo sông Thu Bồn để tới làng gốm Thanh Hà.
Một số việc thú vị chúng tôi đã làm ở đây.
1.Thăm quan công viên đất nung Thanh Hà
Ở đây giới thiệu về các làng nghề gốm, các tác phẩm gốm do các nghệ nhân thực hiện và khu học làm gốm :-))).
Thời COVID, khu công viên vắng tanh. Dường như chúng tôi là những vị khách duy nhất. Đội ngũ nhân viên ở đây vô cùng nhiệt tình và niềm nở. Giá vé tham quan công viên cũng giảm xuống để kích cầu. Nội dung trưng bày cũng khá phong phú. Công viên đất nung chia thành các khu.
Khu giới thiệu các làng gốm ở Việt Nam từ Bắc tới Nam như Hương Canh, Thanh Hà, Lư Cấm, Bàu Trúc, Vĩnh Long….đồng thời các tác phẩm do nghệ nhân thực hiện.
Tôi khá ấn tượng với cách làm gốm ở làng Bàu Trúc. Toàn bộ công việc quan trọng nhất đều do phụ nữ đảm nhiệm như nặn, tạo hoa văn. Đàn ông chỉ tham gia một số khâu như đánh tơi đất và nung gốm.:-)
Gốm Bàu Trúc hoàn toàn làm bằng tay và dụng cụ thô sơ nhưng lên màu lại rất đẹp.
Khu trưng bày các tác phẩm gốm kiểu thế giới thu nhỏ các công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới như tháp Eiffel, nhà hát Opera của Sydney, đấu trường La Mã, điện Kremlin…
Nếu có thời gian thì tự mình làm các đồ gốm 🙂
Làm gốm hóa ra cũng không khó. Vấn đề ở chỗ xấu hay đẹp mà thôi. Người khéo tay đã đành, người vụng về cũng có tác phẩm riêng để tự hào.
Sau đó, người ta sẽ nung hộ và gửi tận nơi. Tôi cũng có vài ba tác phẩm kiểu này để nhớ về Thanh Hà :-))))
2.Mua gốm Thanh Hà về làm kỷ niệm.
Chúng tôi tạt vào mua gốm ở các xưởng của người dân Thanh Hà ở trong làng. Tôi có nhận xét là ở các xưởng nói chung, đồ gốm được sản xuất theo kiểu mẫu na ná nhau. Việc không có tên thương hiệu khiến cho không phân biệt được của nhà nào. Các đồ gốm Thanh Hà nói chung đều nặng. Tính năng sử dụng hơi thấp. i.e tôi không biết dùng vào mục đích gì.
Một số ít xưởng như xưởng Sơn Thủy ở ven sông Thu Bồn đã quan tâm hơn tới quảng bá thương hiệu. Niềm tự hào của gốm Sơn Thủy là nghệ nhân Nguyễn Thị Được (SN 1923). Cụ làm gốm từ năm 13 tuổi tới khi mất (thọ 95 tuổi). Lưu ý là ở đây có thể mặc cả vì chủ nhà cũng có nói thách.
3.Chụp ảnh Đình Xuân Mỹ dưới gốc cây đa mấy người ôm.
4.Thú vị nhất là được chứng kiến người dân làm gốm.
Bên cạnh cửa hàng Sơn Thủy có một gia đình đang làm công việc hàng ngày. Họ phơi rất nhiều nồi đất, loại để kho cá hay nấu cơm niêu. Người cha bổ củi thành các khúc ngắn. Người mẹ chẻ nhỏ các thanh gỗ. Hai con chuẩn bị phơi than, nhóm lò nung gốm. Không ai nói câu nào nhưng có thể thấy sự nhịp nhàng và đồng điệu của các thành viên.
5.Ngắm nhìn và quan sát cuộc sống ven sông Thu Bồn
Thánh địa Mỹ Sơn, cái lò gạch hay là kỳ quan của nhân loại?
Thánh địa Mỹ Sơn đã từng là khu vực tôn giáo linh thiêng của vương…
Vì sao phố cổ Hội An được nhiều người say mê tới vậy?
Hội An đô thị cổ kính bên bờ sông Thu Bồn là một trong những…
Tới Hội An ăn gì?
Các món ăn ở Hội An là kẻ thù của cân nặng. Thực tế là…
Các quán cà phê “Chill” nhất Hội An
Trong một thành phố sống chậm như Hội An thì không thể thiếu được những…
Những bức ảnh tôi thích nhất về Hội An
Hoa giấy như là một đặc sản của Hội An, gống như nhà gỗ, tường…
Những điểm sáng nhất của du lịch Quảng Nam
Trong số 63 tỉnh thành của Việt Nam, tỉnh nào là quán quân về số…