Tới Hội An ăn gì?
Các món ăn ở Hội An là kẻ thù của cân nặng. Thực tế là…
Thành phố cổ kính Hội An là điểm du lịch hàng đầu của Việt Nam. Phong cảnh, lịch sử văn hóa và con người Hội An là những điểm ấn tượng níu chân du khách.
Mặc kệ nhịp sống hiện đại, gấp rút ở các thành phố lớn, Hội An luôn có không khí sống chậm của một thành phố tỉnh lẻ.
Trước khi có COVID xảy ra, Hội An được yêu quá nên luôn đông khách thăm. Nơi đây thường xuyên đón hàng triệu du khách mỗi năm.
Vì vậy, Hội An trở nên quá đông đúc, xô bồ, hối hả…và “touristy”.
Cá nhân tôi đã tới Hội An nhiều lần trước đây. Lúc nào cũng thấy Hội An quá đông. :-))).
Trong hai năm COVID vừa qua, lượng khách tới Hội An sụt giảm nặng nề. Thành phố trở nên rất thanh vắng khách thăm.
Hội An lại trở lại là một thị trấn nhỏ êm đềm hơn bao giờ hết.
Tới Hội An vào thời gian này, bạn sẽ là người may mắn có được những trải nghiệm đẹp nhất và đáng nhớ nhất về thành phố này.
Chúng tôi đã tới thăm Hội An vào tháng 1/2022. Sau đây là những chia sẻ của tôi về 5 lý do nên tới Hội An trong năm 2022.
Chủ trương của chính phủ và UBND tỉnh Quảng Nam là tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch trong nước. Đương nhiên là khách vẫn phải tiêm ít nhất hai mũi; thực hiện tốt 5K và các hướng dẫn về phòng chống COVID. Bạn sẽ cần đo thân nhiệt, cài đặt ứng dụng PC COVID, khai báo di chuyển nội địa tại sân bay trên ứng dụng PC COVID.
Tới Hội An từ Hà Nội, chúng tôi bay tới Đà Nẵng. Chỉ sau khoảng 1:30 phút, đã hạ cánh sân bay Đà Nẵng. Rồi từ Đà Nẵng đi xe về Hội An chỉ mất có 30 phút thôi.
Thành phố Đà Nẵng, điểm sáng của Duyên Hải miền trung về phát triển kinh tế, có GDP hàng đầu cả nước. Thành phố này có quá nhiều điểm thuận lợi để phát triển kinh tế, du lịch. Đà Nẵng có những bãi biển đẹp nhất hành tinh. Có cảng biển lớn trong khu vực. Rất gần với các di tích lịch sử văn hóa Unesco như Hội An, Cù Lao Chàm…và nhất là có phong cách phát triển cởi mở hiện đại và ước vọng bứt phá.
Thành phố Đà Nẵng có quy hoạch rất tốt với những đường phố thẳng như thước kẻ. Những tòa nhà cao tầng sáng màu. Trung tâm hành chính vươn cao có hình dạng giống như một bắp ngô khổng lồ màu ghi xám. Dọc theo bờ biển là các resort biển lớn.
Tuy vậy, tôi không có hứng thú với du lịch Đà Nẵng. Những công trình cao tầng của đô thị biển phần nào không có cá tính, không có khác biệt so với các đô thị đang phát triển nóng khác. Điều tôi mong muốn là được tới Hội An. Đô thị xanh với bầu không khí đặc biệt của một thành phố cổ chỉ cách Đà Nẵng 30 phút đi xe.
Chi phí tới Hội An sẽ gồm có chi phí cho vé máy bay, chi phí phòng ở khách sạn/homestay, chi phí ăn uống và chi phí thăm quan.
Mùa COVID tất cả những chi phí này đều giảm đồng loạt để kích cầu. Các lựa chọn cũng nhiều và phong phú.
Lần này, chúng tôi muốn dành thời gian thăm lại khu trung tâm nên chọn khách sạn ở trung tâm, gần với Chùa Cầu.
Khách sạn này thường ít khi có chỗ trống nhưng nay đang còn rất nhiều phòng. Chúng tôi thậm chí còn được chọn phòng. Có hai người thôi mà được hẳn một phòng rộng thênh thang, đủ cho cả gia đình 4 người, có ban công view được sông Hoài và chùa Cầu.
Các quán ăn cũng không đông nghẹt người như trước kia. Còn nhớ, mấy lần trước chúng tôi hiếm khi chọn Cơm Gà Bà Buội vì đông quá, khó chen chân vào. Còn đợt này, tất cả các hàng quán đều còn dư chỗ.
Điều mà tôi yêu thích nhất ở Hội An chính là bầu không khí thị trấn nhỏ, cổ kính. Hội An rất ăn ảnh với những bức tường màu vàng như “mù tạt hạt cải”, giàn hoa giấy rực rỡ, hẻm sâu hun hút, thuyền soi bóng nước, những ngôi nhà cổ….
Tuy nhiên, chụp được một kiểu ảnh đẹp mà không có người đi qua thật rất khó khăn. :-))))
Còn lần này thì thật dễ dàng…
Chúng tôi tới đây khi phố cổ vắng tanh vào ban đêm và thưa khách vào ban ngày.
Ban đêm, chỉ có một số tuyến phố chính như Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học, Trần Phú có người đi. Các phố còn lại không một bóng người. Chúng tôi đi qua những ngôi nhà cổ khóa trái im lìm, chỉ có ánh sáng le lói từ ngọn đèn thờ lọt ra từ tầng cao nhất.
Ban ngày, chỉ có lác đác khách đi trên đường vắng. Một cô gái trượt patin trên đường, ba cô gái mặc áo dài tạo dáng cùng với dàn hoa giấy. Một vài người ngồi quán cà phê.
Tiếng nhạc cổ điển vọng ra từ một nhà nào đó trong phố. Chúng tôi nhận ra những nét tính cách của phố cổ mà trước đây chưa bao giờ thấy.
Đi qua một ngôi nhà gỗ cũ kỹ trên đường Trần Phú, chúng tôi bắt gặp một cảnh thật thanh bình. Dưới giàn hoa giấy đang nở hoa có hai người lớn tuổi đang ngồi. Ông đọc báo, bà lướt web. Một ngôi nhà nào đó đang mở một điệu nhạc cổ điển du dương tràn ngập phố vắng. Có đôi vợ chồng nào mà không muốn được già đi cùng nhau trong khung cảnh thanh bình này?
Đi ngang qua một ngôi nhà khác trên phố Trần Phú, chúng tôi nghe có tiếng kèn saxophone. Trong một ngôi nhà trống không có một thứ gì, một người đàn ông ngồi một mình chơi kèn Saxophone. Anh rất chú tâm, không chú ý gì tới cảnh vật xung quanh. Dường như Hội An là nơi cư trú của những tâm hồn nghệ sỹ.
Trên một phố khác, chúng tôi gặp một người nước ngoài. Anh đang chơi đàn Accordion một mình. Trước mặt là một chiếc mũ đặt ngay ngắn. Nhưng có vẻ như việc có hay không có tiền lẻ trong mũ không quan trọng gì. Việc chơi đàn trên đường phố ở Hội An mới là điều quan trọng nhất.
Trong một ngôi nhà cổ sâu hun hút vào bên trong, một chú chó nhỏ màu trắng giương đôi mắt tròn đen hóng chuyện đường phố. Chú hận không nhảy qua được thanh chắn cửa bằng gỗ.
Hội An là một thành phố sống bằng nghề du lịch. Có tới 90% dân số sống bằng dịch vụ du lịch. Hai năm COVID đã ảnh hưởng lớn tới thu nhập của họ. Họ là những người dân hết sức bình thường. Bà bán hủ tíu, ông bán tò he lá dừa, bà bán trứng vịt lộn ở đầu ngõ, chị bán xôi thịt xíu buổi sáng….
Khi du lịch tới Hội An, mua đồ cho họ là bạn đang giúp đỡ họ rồi. Hãy rộng rãi và nhiệt tình khi mua đồ ở đây để ủng hộ cho người dân Hội An.
Trong phố cổ có một ông già, ngày đạp xe 5 km từ Cửa Đại tới Hội An. Sản phẩm của ông là những con vật ngộ nghĩnh tết bằng lá cây dừa nước. Bàn tay điệu nghệ của ông múa thoăn thoắt. Mấy phút là xong một con vật ngộ nghĩnh. Tôi mua một con châu chấu lá dừa. Hiện giờ. châu chấu nhỏ đang ngênh ngang đứng trong ban công nhỏ nhà tôi. :-).
Tại góc phố cạnh Chùa Cầu, người xúm đông đỏ quanh một người đàn ông trung tuổi. Hàng của ông là những ông bụt độc đáo tạc từ rễ tre. Xung quanh ông là các sản phẩm treo lủng lẳng. Bản thân ông thì bận rộn làm các tác phẩm. Trung bình mỗi món cần tới 4 tiếng đồng hồ mới hoàn thành.
Nguyên liệu là rễ cây tre đào lên từ sâu dưới đất. Cần phải ngâm thêm 9 tới 10 tháng cho thật cứng cáp rồi mới tạc được thành các ông bụt bằng tre. Cũng là sáng kiến vì không mấy khi ông bị đụng hàng.
Tới tối muộn, thấy ông thu dọn hàng, đạp xe treo lủng lẳng sản phẩm trở về nhà. Không biết có bán được hàng không? Người hỏi thì nhiều lắm mà không biết có ai mua không?
Hội An đẹp nhất khi không quá đông khách du lịch. Hãy sớm tới thăm phố cổ để có những bức ảnh và phút giây đáng nhớ nhất về Hội An.
Các bài viết khác về Hội An
Các món ăn ở Hội An là kẻ thù của cân nặng. Thực tế là…
Trong một thành phố sống chậm như Hội An thì không thể thiếu được những…
Đã ai nói phố cổ Hội An chỉ hợp với xe đạp chưa nhỉ Hoi…
Hội An đô thị cổ kính bên bờ sông Thu Bồn là một trong những…
Hoa giấy như là một đặc sản của Hội An, gống như nhà gỗ, tường…
Ancarine Beach Resort 4/5 Địa chỉ: Tổ 3, ấp Ông Lang, xã Cửa Dương, Phú…
Đình, chùa Gióng Mốt: 3/5 Vị trí: 2XP6+3HJ, Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội Chủ…
Chúng tôi tới Helsinki vào những ngày đầu tháng 10. Thời tiết cuối thu đầu…
Thái tử Đan Mạch Frederick và công nương Mary Elizabeth sang thăm Việt Nam từ…
Đình Bình Minh Địa chỉ: tổ dân phố Bình Minh, thị trấn Trâu Quỳ, huyện…
Địa chỉ: Xã Thanh Tân, Tây Ninh Ma Thiên Lãnh một thung lũng nằm dưới…