Categories: Châu ÁMYANMAR

Myanmar độc nhất vô nhị

MỘT THOÁNG MYANMAR

“This is Burma. It is quite unlike any place you know about” 

Rudyard Kipling (1865-1936)

Nhà báo người Anh Rudyard Kipling đã viết về Myanmar như vậy vào năm 1889 trong một chuyến đi ngắn tới nước này. Tôi thấy câu nói này vẫn đúng sau gần 130 năm, khi tôi tới thăm Myanmar. Chỉ cách Hà Nội 1h30 phút bay, nhưng  Myanmar rất khác với Việt Nam và các địa danh khác trong khu vực mà tôi đã có dịp đi thăm.

Sơ nét về Myanmar

Source: pinterest

Về diện tích và dân số: nói một cách nôm na, Myanmar có diện tích gấp đôi so với Việt Nam nhưng dân số chỉ bằng 1/2 Việt Nam.

Tôn giáo: Có thể nói đạo phật là quốc giáo của Myanmar vì có tới 90% dân số theo đạo phật. Các đạo khác là đạo thiên chúa (4%), đạo hồi (4%) và các tôn giáo khác (2%). 

Các nước láng giềng của Myanmar là Ấn Độ, Trung Quốc, Banglades, Lào, Thái Lan, còn lại là giáp biển. Ảnh hưởng của các nước láng giềng lên văn hóa, ẩm thực khá rõ nét.

Lên kế hoạch đi Myanmar từ mấy năm trước nhưng cũng phải đến Tết Mậu Tuất 2017 gia đình tôi mới thực hiện chuyến đi tới Myanmar. Vì sao lại trùng trình đến vậy cho một địa danh còn gần hơn cả từ Hà Nội tới Sài Gòn?

Phải chăng những định kiến của tôi về đất nước này là nguyên nhân xâu xa. Khi tới đây, tôi đã nhận ra rằng Myanmar rất khác với những hình dung của tôi về đất nước này.

Những định kiến của tôi về Myanmar trước khi đi?

-Myanmar có thể nào tốt về cơ sở hạ tầng và các điều kiện du lịch khi vẫn còn là một đất nước vẫn thuộc danh sách các quốc gia kém phát triển của Liên hợp quốc, trong thời gian dài trong danh sách bị kêu gọi tẩy chay du lịch?

Source: Myatthura.blogspot.com

-Myanmar liệu có an toàn cho khách du lịch khi mà mấy năm trước các phóng sự về tình hình chính sự nước này liên tục làm nóng các kênh truyền hình quốc tế CNN, BBC. Cái tên của thủ lĩnh đảng đối lập NLD (National League for Democracy), Aung San Suu Kyi, liên tục được đưa tin khi đảng của bà thắng lợi lớn trong bầu cử, khi bà bị quản thúc tại gia, khi bà được trả tự do và khi chính phủ mới được thành lập năm 2015?.

 

Source: independent.co.uk

Vì sao nên tới Myanmar?

Trong chuyến đi 4 ngày tới Myanmar tôi đã nhận ra nhiều điều khác với hình dung ban đầu về đất nước này:

Một Myanmar đang bắt kịp với khu vực về kinh tế: Sau gần 60 năm tách biệt với sự phát triển của khu vực, những năm gần đây chính quyền đã mở cửa thu hút khách du lịch và hút vốn đầu tư nước ngoài. Tại Yangon có thể thấy rõ sự thay da đổi thịt do đầu tư nước ngoài qua những thương hiệu và biển hiệu quảng cáo khắp nơi. Mặc dù vậy, nơi đây vẫn chưa mất đi những dấu ấn của một thời là thuộc địa của Anh. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch tại các trung tâm du lịch như Yangon và Bagan khá tốt. Đồ ăn thức uống khá giống với Việt Nam và khá dễ ăn. 

Người dân Myanmar chính là điểm sáng du lịch của nước này. Ta cảm thấy yêu mến những người dân rất thật, hiền lành, hiếu khách. Tôi không hề gặp một trường hợp lừa đảo, móc túi, chặt chém khách du lịch nào trong 4 ngày ở Myanmar. Tuy vậy, cũng vẫn rất nên chú ý tới an toàn du lịch và bảo vệ tài sản cá nhân khi tới đây. “Cẩn tắc” thì sẽ “vô áy náy”. :-))

Một Myanmar truyền thống: nơi mà ngay ở sân bay bạn đã gặp những người đàn ông mặc váy dân tộc (longyi..), trẻ em và phụ nữ trang điểm thanaka (i.e. bôi đậm hai vệt trắng tròn hai bên má (thanaka), và đừng ngạc nhiên khi thấy họ ăn trầu bỏm bẻm với đôi môi đỏ nước quết trầu như bà nội (cố nội) của chúng ta hàng chục năm về trước.

Myanmar với văn hóa và kiến trúc Phật Giáo khắp mọi nơi: là một trong số ít quốc gia trong khu vực nơi bạn gặp hàng đoàn các sư vãi, ni cô, tiểu nhỏ cầm bát khất thực đi theo hàng trong phố để thực hành những lời dạy của đức phật về sự kiên nhẫn và khiêm tốn trong cuộc đời. Chúng tôi cũng đã có trải nghiệm này khi tới thăm Luang Prabang, khác là ở Luang Prabang, ta hay gặp đoàn các nhà sư đi khất thực vào sáng sớm tinh mơ còn ở Myanmar có thể gặp họ từ sáng tới tối. 

Mặt trời lặn trên sông Ayeyarwaddy ở Bagan

Tuy đã tới Siem Riep, Luang Prabang, Yogja là những nơi phật giáo từng phát triển cực thịnh với các công trình hết sức ấn tượng như Angkor wat, Borobudur, ta vẫn ngỡ ngàng với sự lộng lẫy của Shwedagon (Yangon) và hàng ngàn công trình thờ phật ở Bagan. Cảnh bình minh và hoàng hôn ở những nơi này đẹp huyền bí, tới mức ám ảnh khó quên…

Cầu sức khỏe, cầu an, cầu may mắn trong năm mới

Các chuẩn bị gì cho chuyến đi Myanmar

Đồng tiền nước ngày là đồng Kyat (1 kyat bằng 17.000 đồng VN). Ngoài Kyat ra thì đồng USD được chấp nhận rộng rãi. Văn hóa tiêu tiền mặt còn rất phổ biến. Chỉ có một số khách sạn, quán ăn nhận thẻ tín dụng và cũng tính thêm phí. Khi đổi tiền USD sang đồng Kyat thì USD phải là tiền seri mới, tiền cũ có thể sẽ bị từ chối (100 USD tương đương 1318 kyats). Có thể đổi tiền ngay từ sân bay hoặc đổi ở các khách sạn.

Mang quần dài, váy dài quá đầu gối để vào các khu di tích. Quy định này được người dân chấp hành rất nghiêm túc tại các khu di tích. Nói chung là đâu đâu cũng 4 không: không mặc quần, váy ngắn trên đầu gối; không mặc áo spagetti, ngực khoét sâu v.v…; không đi giày và không cả đi tất vào các đền, chùa.

Mũ lưỡi trai, rộng vành, kính râm, kem chống nắng, khẩu trang, dép xỏ ngón luôn là công thức đúng ở mọi nơi.

Áo khoác mỏng và ô: Chúng tôi tới Myanmar vào giữa tháng hai. Nhiệt độ chênh lớn giữa ban ngày và ban đêm. Buổi trưa trời có thể nắng nóng tới trên 35 độ. Bình minh và buổi tối nhiệt độ xuống dưới 20 độ. Nếu tới đây vào mùa mưa thì buổi trưa không quá nóng nhưng lúc nào cũng cần cầm theo ô phòng mưa tới bất ngờ.

Myanmar có chính sách riêng cho người nước ngoài. Người nước ngoài phải trả tiền thăm quan di tích, mua vé du lịch v.v….trong khi người Myanmar không cần.

Taxi ở Myamar có tay lái bên phải và cũng đi bên phải đường. Taxi có biển nhưng k có đồng hồ. Mặc cả với lái xe là cần thiết.

Khi mua hàng hóa cũng có thể mặc cả. Nhìn chung những người bán hàng không nói thách quá nhiều gấp đôi gấp ba như ở một số nơi khác vì vậy ta cũng không nên trả quá thấp.

Internet ở Myanmar thường là chậm và không phổ biến. Thỉnh thoảng cũng có mất điện.

Cá nhân tôi thấy là mang theo đèn pin loại tốt rất hữu ích khi xem các tranh tường trong các khu di tích hoặc khi bị mất điện.

Tôi đi được hai địa danh là Yangon và Bagan trong dịp nghỉ Tết Mậu Tuất và tin rằng tôi sẵn sàng quay lại Myanmar để khám phá thêm các địa danh khác….:-))

Yangon

Hoàng hôn trên Shwedagon, Yangon

Bagan 

Một trong hàng ngàn ngôi chùa thờ phật ở Bagan
 

Ảnh trong loạt bài viết của V.H.L

Các tài liệu tham khảo trong loạt bài viết:

  • https://en.wikipedia.org/wiki/Myanmar
  • Shwedagon, symbol of strength and serenity, Yangon city development committee, 1997
  • The Swedagon pagoda guide leaflet
  • Myanmar, Lonely Planet, xuất bản năm 2011

 

 

 

 

thefishinwater

Welcome to the Fish In Water, a blog about destinations, cultures from an authentic view. Hope the readers will find the blog useful and inspring.

Recent Posts

Ancarine, hideaway ngay trung tâm Phú Quốc

Ancarine Beach Resort 4/5 Địa chỉ: Tổ 3, ấp Ông Lang, xã Cửa Dương, Phú…

2 years ago

Thăm đình Gióng Mốt, Đặng Xá, Gia Lâm

Đình, chùa Gióng Mốt: 3/5 Vị trí: 2XP6+3HJ, Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội Chủ…

2 years ago

Suomenlinna, pháo đài của mùa thu vàng

Chúng tôi tới Helsinki vào những ngày đầu tháng 10. Thời tiết cuối thu đầu…

2 years ago

Buổi lễ kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Đan Mạch

Thái tử Đan Mạch Frederick và công nương Mary Elizabeth sang thăm Việt Nam từ…

2 years ago

Đình Bình Minh là nơi chứng kiến những ngày huy hoàng của chúa Trịnh Cương

Đình Bình Minh Địa chỉ: tổ dân phố Bình Minh, thị trấn Trâu Quỳ, huyện…

2 years ago

Khu du lịch Ma Thiên Lãnh 3/5

Địa chỉ: Xã Thanh Tân, Tây Ninh Ma Thiên Lãnh một thung lũng nằm dưới…

2 years ago