Địa chỉ: tổ dân phố Bình Minh, thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội
Xếp hạng: Di tích kiến trúc nghệ thuật 2007.
Thờ: Chùa Trịnh Cương
Hội làng: 18 tháng 2 âm lịch hàng năm
Lịch sử:
Đình Bình Minh nằm trên một quả đồi. Xưa kia vùng này gọi là Cổ Bi. Đình được xây trên nền hành cung Cổ Bi của chúa Trịnh Cương vào thế kỷ 18. Chúa Trịnh Cương đã cho khởi công xây hành cung Cổ Bi tại địa điểm này. Không may, sau đó xảy ra trận vỡ đê sông đuống vào thế kỷ 18 khiến cho hành cung bị hư hỏng nặng. Năm đó chúa Trịnh Cương cũng qua đời (thọ 44 tuổi). Trong các năm sau đó, hành cung bị tháo dỡ, đốt phá. Sau này người dân xây đình Bình Minh trên nền hành cung cũ.
Kiến trúc:
Cổng vào có bốn cột trụ, tam quan. Nơi cửa vào có các bậc thang lên dốc, hai bên trang trí hình rồng. Cuối các bậc thang là phù điêu. Phía tay trái tam quan có một giếng cổ. Qua sân rộng là tới Đại Bái. Hai bên cửa vào, mỗi bên có một con nghê và một con voi được tạc từ đá xanh nguyên khối.
Điêu khắc, trang trí
Theo tấm bia tại đây, đình Bình Minh có 6 linh vật. Nhưng tôi chỉ tìm thấy 4 linh vật là hai con nghê và hai con voi tạc bằng đá xanh từ thời Lê Trịnh. Các con linh vật này là tài sản lớn nhất của đình Cổ Bi
Kỷ niệm đặc biệt:
Khi chúng tôi tới đình Bình Minh có đám hội làng. Người dân mang thủ lợn, xôi gà tới cúng. Ngoài tiệc mặn, người dân còn cúng chay. Trong gian đại bái, trước ban thờ, cả một ban các cụ mặc cổ phục đang trịnh trọng làm lễ. Đại bái còn có một số đồ vật cổ như ngai sơn son thếp vàng và trống.
Ban thờ chúa Trịnh Cương đặt ở hậu cung. Hai bên hậu cung có một đôi ngựa một trắng, một hồng đứng chầu.
Lệ làng không cho phụ nữ vào hậu cung. Một người đàn ông thậm chí còn giật mình khi thấy mấy bóng dáng phụ nữ.
“Phụ nữ không được vào đây”, anh ta giải thích.
Đình là nơi lưu giữ các lệ làng từ ngàn năm không dễ gì đánh mất. 3/2022
[1] “Đình Bình Minh (Cổ Bi) – Ha Noi 360°.” https://360.hncity.org/spip.php?article735. Accessed 20 Mar. 2022.
Thăm đình Gióng Mốt, Đặng Xá, Gia Lâm
Đình, chùa Gióng Mốt: 3/5 Vị trí: 2XP6+3HJ, Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội Chủ…
Tòa Thánh Tây Ninh và quyền lực tôn giáo vô hình
Địa chỉ: Phạm Hộ Pháp, phường Long Hoa, thị trấn Hòa Thành, huyện Hòa Thành,…
Vì sao chùa Phú Gia còn có tên là chùa Bà Già
Ở Phường Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội có một cụm di tích khá đặc…
Chùa Phổ Quang xưa và nay
Tới chùa Phổ Quang bằng cách nào? Trên cả nước có nhiều ngôi chùa mang…
Làng So nổi tiếng xứ Đoài, bạn có từng nghe?
GHÉ THĂM LÀNG SO VÌ MIẾN SO VÀ ĐÌNH SO Làng So thuộc huyện Quốc…
Chùa Vô Vi nơi thời gian trôi vô định
Chùa Vô Vi là một ngôi chùa nhỏ nằm trên đỉnh núi Vô Vi ở…