BOOKS

Dấu chân trên cát lôi cuốn từ đầu đến cuối

Nguyên Phong

Tôi được một người bạn tặng cho chuyện “Dấu Chân Trên Cát” nhân ngày sinh nhật lần thứ xx. 🙂

Câu chuyện này đã cuốn hút tôi tới trang sách cuối cùng. Tôi cũng cần phải giải thích vì sao cuốn sách này lại đặc biệt tới vậy. 

Thứ nhất đây là một câu chuyện giả tưởng về đất nước Ai Cập cổ xưa qua lời tự sự của nhân vật chính tên là Sinuhe.

Ông được cho là thầy của các bậc thầy Hy Lạp lẫy lừng như Aristotle. Tôi là người không thích đọc truyện giả tưởng vì cảm giác như đứa trẻ dại khờ bị người lớn dắt mũi bởi những câu chuyện hoang đường :-). Tuy vậy, lời kể trong “Dấu Chân Trên Cát” hấp dẫn tôi từ đầu tới cuối vì lời kể chân thật. Tôi có ấn tượng là tác giả đã tìm hiểu và dày công nghiên cứu lịch sử Ai Cập trước khi viết. Ông không đơn thuần là thêu dệt lên một câu chuyện hoang đường mà các tình tiết đều logic và dựa trên những câu chuyện lịch sử. 

Một nền văn minh rực rỡ từ 5000 năm trước được tái hiện sinh động qua lời kể của Sinuhe. Người thầy thuốc này từ nhỏ tới lớn đã được giáo dục về khoa học sự sống và khoa học của sự chết. Khoa học sự chết chắc chắn là một sản phẩm của Ai Cập cổ xưa. Một nền văn minh bí ẩn với người đời nay. Tới nay, chúng ta vẫn chẳng biết gì nhiều về những bí mật của họ. Nghệ thuật xây dựng kim tự tháp khổng lồ? Nghệ thuật ướp xác, nền khoa học chiêm tinh kỳ bí của người cổ đại.

Pharaoh Akhenaten

Tôi lại không quá ấn tượng bởi nhân vật Sinuhe mà lại bị ấn tượng bởi một Pharaoh lừng danh của Ai Cập cổ đại. Pharaoh Akhenaten, người đã làm nên một cuộc cách mạng tôn giáo từ 3.500 năm trước. Ông là người đầu tiên đưa ra tôn giáo độc thần mà sau này Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo noi theo. Ông đã cải cách tôn giáo thờ thần mặt trời Amun qua sự trung gian của các giáo sĩ và thờ trực tiếp thần mặt trời Aten. 

Pharaoh Akhenaten cũng là người có tư tưởng rất tiên tiến về vai trò của hôn nhân gia đình, của phụ nữ. Vị Pharaoh này đã cho xây kinh đô Armanan để thờ thần Aten. Ông cải cách giáo dục, dừng các cuộc chiến tranh và đưa ra triết lý nhân văn. Rất tiếc là những cải cách của ông không gặp thời và gặp phải sức cản quá lớn bởi những nhóm lợi ích. Sau khi vị Pharaoh này mất, tên tuổi của ông bị đục bỏ trên các bia đá và tôn giáo cũ phục hồi. 

Tượng bán thân của Pharaoh Akhenaten ở bảo tàng Neues Berlin. Bức tượng đã khắc họa chân dung một người đàn ông có đôi môi dày, cằm rộng, và khuôn mặt hình tam giác. Theo Nguyên Phong thì đây là hình ảnh chân thực của Akhenaten. 

Người phụ nữ đẹp nhất Ai Cập cổ đại, nữ hoàng Nefertiti

Câu chuyện cũng dành một vị trí trung tâm cho vợ vua Akhenaten, Nefertiti. Người phụ nữ được tung hô là đẹp nhất Ai Cập. chắc chắc bà phải là người rất đặc biệt mới có thể dành được một vị trí đặc biệt như vậy trong cách đối xử của Akhenaten. Ta cũng biết là xa xưa, Pharaoh nào chẳng năm thê bảy thiếp, cần con trai nối dõi. Nefertiti, có với nhà vua 6 cô công chúa và là duy nhất trong trái tim của Akhenaten. 

Bức tượng bán thân của Nefertiti là tài sản lớn nhất của bảo tàng Neues, Berlin. Bức tượng này được đảm bảo bằng 1 triệu USD và được canh gác vô cùng cẩn thận. Bức tượng từ hơn ba nghìn năm trước này đã chinh phục người xem bằng vẻ đẹp lộng lẫy của nữ hoàng Nefertiti.

Bức tranh đá phản ánh tư tưởng tiến bộ của Akhenaten trong bảo tàng Neues Berlin

Trong tranh Pharaoh ngồi ngang hàng với Nefertiti. Cả hai ngồi dưới những tia sáng kỳ diệu của Aten. Các cô công chúa nhỏ được nâng niu trên tay. Một không khí gia đình bình đẳng, đầm ấm dưới sự soi rọi của chân lý tối thượng. Tư tưởng của Akhenaten quả là đã đi trước thời đại của ông rất xa.

Cái chết của Akhenaten và sự lưu đày của Sinuhe đã kết thúc cuộc cải cách tôn giáo ấn tượng nhất của Ai Cập và của nhân loại. Nền văn minh rực rỡ của Ai Cập đã bị lụi tàn nhường chỗ cho các nền văn minh Hy Lạp, La Mã. Câu chuyện lý giải sự truyền bá kiến thức từ Ai Cập sang Hy Lạp là cơ sở của nền văn minh sau này. Ai Cập lụi tàn vì sự phát triển dựng xây trên một nền văn hóa “cướp bóc, chiến tranh” chứ không phải là văn hóa nhân văn như Akhenaten hằng mơ ước. Sự lụi tàn này đã được Akhenaten nhìn thấy và lý giải trước khi qua đời. 

Một câu chuyện hay về tôn giáo mà tôi cảm thấy cần phải review :-))). 5/2020

thefishinwater

Welcome to the Fish In Water, a blog about destinations, cultures from an authentic view. Hope the readers will find the blog useful and inspring.

Share
Published by
thefishinwater
Tags: weekend book

Recent Posts

Ancarine, hideaway ngay trung tâm Phú Quốc

Ancarine Beach Resort 4/5 Địa chỉ: Tổ 3, ấp Ông Lang, xã Cửa Dương, Phú…

2 years ago

Thăm đình Gióng Mốt, Đặng Xá, Gia Lâm

Đình, chùa Gióng Mốt: 3/5 Vị trí: 2XP6+3HJ, Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội Chủ…

2 years ago

Suomenlinna, pháo đài của mùa thu vàng

Chúng tôi tới Helsinki vào những ngày đầu tháng 10. Thời tiết cuối thu đầu…

2 years ago

Buổi lễ kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Đan Mạch

Thái tử Đan Mạch Frederick và công nương Mary Elizabeth sang thăm Việt Nam từ…

2 years ago

Đình Bình Minh là nơi chứng kiến những ngày huy hoàng của chúa Trịnh Cương

Đình Bình Minh Địa chỉ: tổ dân phố Bình Minh, thị trấn Trâu Quỳ, huyện…

2 years ago

Khu du lịch Ma Thiên Lãnh 3/5

Địa chỉ: Xã Thanh Tân, Tây Ninh Ma Thiên Lãnh một thung lũng nằm dưới…

2 years ago