Côn Đảo, địa ngục trần gian trong 114 năm

Côn Đảo thuộc lãnh thổ Việt Nam từ thế kỷ 17. Nằm trên vị trí giao thông thuận lợi, vùng đất tươi đẹp này là nơi tàu bè quốc tế ghé qua trao đổi đặc sản địa phương.

Từ năm 1861, quần đảo này rơi vào tay thực dân Pháp. Sau đó là chính quyền Mỹ Diệm. Các thế lực này đã biến nơi đây thành một hệ thống các nhà tù lớn nhất, dã man nhất, lâu năm nhất ở Đông Dương. Côn Đảo hiền hoà bỗng chốc thành vùng đất tượng trưng cho bạo lực, máu và giam cầm cho tới tận năm 1975. Trong thời gian 113 năm tồn tại của nhà tù Côn Đảo, có khoảng 22000 người đã bị chết ở đây. Rất nhiều người trong số đó đã không xác định được danh tính trong những nấm mồ chôn tập thể. 

Tới Côn Đảo nên đi một tour lịch sử để tìm hiểu về quá khứ bi hùng ở hòn đảo này.

Bảo tàng Côn Đảo

Đường Nguyễn Huệ, Côn Đảo

Nên tới thăm bảo tàng Côn Đảo trước khi thăm các nhà tù. Đối với khách đoàn, bảo tàng bố trí hướng dẫn viên riêng. Bảo tàng nhỏ bé này lưu giữ khá nhiều kỷ vật liên quan tới một địa ngục trần gian trong suốt gần 100 năm. Tính tới năm 1975, khi Côn Đảo được giải phóng có khoảng 22.000 người đã chết trong những nhà tù ở đây. Họ được chôn trong những nấm mồ sơ sài xung quanh nhà tù. Năm 1975, hài cốt của họ được đưa về nghĩa trang Hàng Dương. 

Nhà tù Côn Đảo

Trại giam Phú Sơn ở Côn Đảo

Nhà tù Côn Đảo gợi nhớ tới nhà tù khét tiếng Alcatraz do vị trí cùng nằm giữa đại dương và sự bất khả thi của những chuyến vượt ngục. Tuy nhiên, CĐ khốc liệt hơn nhiều về sự tàn bạo đối với tù nhân. Không chỉ bị tra tấn nhục hình không trí tưởng tượng nào hình dung nổi, những người tù còn bị bắt làm lao động khổ sai. Nhiều người đã chết trong khi đập đá để xây dựng nhà tù cho chính họ. 

Tù nhân là những người dám chống lại chế độ cai trị của thực dân Pháp, sau này là chính quyền Mỹ Ngụy.

Quan lại yêu nước từ thời vua Hàm Nghi; sau này là Trần Cao Vân, Ngô Đức Kế, Phan Chu Trinh, Nguyễn An Ninh….

Dưới chế độ Mỹ Diệm, số tù nhân trên đảo tăng cao. Các lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng Cộng Sản VN từng bị giam cầm ở đây là Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Trần Phú, Lê Hồng Phong…Nhiều người đã hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ như Võ Thị Sáu. Những người còn sống sau này thường quay lại để thắp hương tưởng nhớ những người đã khuất. Trong hệ thống các nhà tù Côn Đảo, nổi tiếng nhất là các nhà tù Phú Hải, Phú Sơn, Phú Bình, Phú Tường…

Nhà tù thời Pháp thuộc khác gì thời Mỹ Ngụy

Thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cho xây dựng hệ thống nhà tù kiên cố, quy mô ở Côn Đảo. Thời Pháp, có khoảng 2000 người bị giam giữ ở đây. Thời Mỹ – Ngụy, số lượng tù nhân tăng từ 4000 người (năm 1960), lên mức 8000 người (trong những năm 1967-1969). Cao điểm nhất là những năm 1970-1972, số tù nhân từng lên tới 10.0000 người.

Những con số này cho thấy sự điên cuồng đàn áp các phong trào cách mạng của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. 

Tuy cùng chung mục đích là giam cầm những tù nhân cứng cổ nhất, phong cách kiến trúc của những nhà tù xây từ đời Pháp thuộc rất khác với những nhà tù thời Mỹ Ngụy sau này.

Nhà tù thời Pháp có tường đá dày bao xung quanh. Những dãy nhà gạch thấp, lợp ngói xung quanh sân rộng trồng bàng và hoa trang trí. Thời này, tù nhân là người VN và Campuchia chống lại chế độ thực dân Pháp ở Đông Dương. 

Sở Cò nay là nhà tưởng niệm Võ Thị Sáu

Đường Lê Duẩn, Côn Đảo

Khi bị đưa ra Côn Đảo, Võ Thị Sáu bị hỏi cung và giam tại Sở Cò. Tòa nhà xây kiểu Pháp này rực rỡ hoa giấy và có kiến trúc rất đẹp. Tiếc rằng, nó đã được dùng cho mục đích vô nhân đạo và lấy cung và giam giữ tù nhân. Các tù nhân bị giam trong nhà giam nhỏ ở phía sau. 

Ngày nay, Sở Cò là nhà tưởng niệm Võ Thị Sáu. 

nhà vườn mái ngói, tượng Võ Thị Sáu màu trắng
Tòa nhà Sở Cò nay là nhà tưởng niệm Võ Thị Sáu ở Côn Đảo

Chuồng cọp Côn Đảo

Đường Tôn Đức Thắng, Côn Đảo

“So với cái tàn ác ở nhà tù Côn Đảo thời Mỹ – Ngụy, thì nhà tù của Hitler giống như ao cạn so với vực thẳm…”, Gs. sử học Trần văn Giàu.

Những nhà tù xây Mỹ Ngụy cực kỳ vô nhân đạo. Nhà tù chăng dây thép gai xung quanh, lợp mái tôn và sàn tráng xi măng. Những nhà tù này nóng nực khi hè tới và lạnh buốt khi đêm xuống. 

Còn một loại nhà tù rất đặc biệt nữa dành cho những tù nhân đặc biệt nguy hiểm là “chồng cọp”. Loại nhà tù dã man nhất trong lịch sử loài người. 

Dinh chúa Đảo 

Tôn Đức Thắng, Côn Đảo

Nhà Chúa Đảo ở Côn Đảo

Có tù nhân thì phải có chúa đảo. Dinh chúa đảo rất rộng. Trước nhà có vườn cây lớn. Quanh dinh thự trồng rất nhiều cây bàng vuông. Trong nhà còn giữ lại một số đồ gỗ như giường, tủ, bàn làm việc.

Cầu Tàu 914

Tôn Đức Thắng, Côn Đảo

Tù nhân khổ sai Côn Đảo
Tù nhân Côn Đảo

Cầu tàu 914 là cầu tàu nổi tiếng nhất ở Côn Đảo. Từ Dinh chúa đảo có thể nhìn thẳng ra cầu tàu này.

Các tù nhân Côn Đảo phải lao động bằng các phương tiện thô sơ, ăn uống kham khổ thiếu thốn, để xây Cầu Tàu. Tên cầu tàu chính là số người đã chết trong quá trình xây cầu tàu. Đúng 914 người. 

Di tích lịch sử nghĩa trang Hàng Keo

Đường Tôn Đức Thắng, Côn Đảo

Khu di tích này nằm trên đường Tôn Đức Thắng, ngay cạnh bãi biển Lò Vôi, đối diện doanh trại quân đội. Rất dễ nhận ra khu vực này vì là một khu rất rộng xanh tươi. Hoa cúc và hoa giấy nở rực rỡ. Hai hàng cờ màu sắc bay phấp phới. Quang cảnh thật là thanh bình. Ấy vậy mà nơi đây từng là mồ chôn tập thể của 10.000 tù nhân. Sau giải phóng nhiều người đã được đưa về Hàng Dương. Hiện nay, khu di tích này cũng vẫn còn những nấm mồ vô chủ hoặc những ngôi mộ chưa được tìm thấy.

Nghĩa trang Hàng Keo là rừng phi lao bên bờ biển

Nghĩa trang Hàng Dương và mộ cô Sáu

Một chương trình thăm Côn Đảo sẽ không trọn vẹn nếu chưa thăm nghĩa trang Hàng Dương.

Nghĩa trang Hàng Dương chia thành các khu A,B,C,D. Khu A có mộ của TBT Lê Hồng Phong, nhà yêu nước Nguyễn An Ninh….Khu B có mộ của Võ Thị Sáu, Lưu Chí Hiếu…Chúng tôi hòa vào đoàn người đông đảo tới thăm nghĩa trang. Tôi tin rằng những ngôi mộ ở nghĩa trang Hàng Dương ít khi thiếu hương khói. 

Ngôi mộ được hương khói nhiều nhất là mộ liệt sỹ Võ Thị Sáu, còn gọi là mộ Cô Sáu. Các hàng đồ thờ cúng ở Côn Đảo bán rất nhiều đồ dành cho Cô Sáu. Các món đồ này cũng rất “tâm lý” như nón, gương soi, son môi etc…

Vẫn còn nhiều ngôi mộ không tên và những nấm mồ chôn tập thể trong nghĩa trang Hàng Dương.

Năm 1997, phần lớn các ngôi mộ ở nghĩa trang Hàng Keo được cải táng, đưa về chôn ở Hàng Dương.

Tuy nhiên, nghĩa trang Hàng Keo hiện nay vẫn còn một số ngôi mộ chưa được tìm thấy.

Trong thế giới trang nghiêm và hư ảo của nghĩa trang Hàng Dương, Côn Đảo