Việt Nam, đất nước tôi đẹp lắm. Khi còn nhỏ, chúng tôi được học qua các trang sách về “rừng vàng, biển bạc”. Sau này, khi thăm các địa danh trên khắp đất nước hình chữ S, bên cạnh tình yêu còn thêm tình thương vẻ đẹp này. 🙂
Đã có nhiều câu Slogan ca ngợi vẻ đẹp của Việt Nam như “vẻ đẹp tiềm ẩn”, “vẻ đẹp bất tận”. Có những câu Slogan được lựa chọn qua các cuộc thi công phu để đạt hiệu quả cao nhất. 🙂
Tất cả các câu slogan đó đều đúng, đều trúng…nhưng mà dường như vẫn chưa đủ để mô tả đầy đủ vẻ đẹp của Việt Nam. Và nhất là chưa cho thấy được hành động để giữ cho vẻ đẹp ấy trường tồn.
Vì một Việt Nam xanh bất tận
Việt Nam đẹp nhất khi tự nhiên, hoang sơ, không đô thị hóa. Với tốc độ phát triển dân số, kinh tế và phố hóa hiện nay, vẻ đẹp hoang sơ này đang rất mong manh. Biến đổi khí hậu, rác thải, bê tông là những nguy cơ đang hiện hữu.
Chính vì vậy, câu slogan của tôi là “Việt Nam, vẻ đẹp xanh”. Câu này phản ánh ước mơ của tôi về một đất nước xanh trường tồn, cùng những hành động cần có để đạt được ước mơ này. 🙂
Các vùng kinh tế xã hội và biển đảo
Việt Nam, đất nước có hình chữ S mảnh mai. Đường biên giới biển dài trên 3300 km và biên giới đất liền hơn 4600km. Ngoài 8 vùng tám vùng kinh tế xã hội, còn có các biển đảo. Theo tác giả Lê Đức An có hai loại hải đảo. Hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa. Con số các đảo xa bờ lên tới 2773 đảo lớn nhỏ. Tôi mới chỉ tới thăm được một số rất nhỏ các đảo du lịch như Côn Đảo, Cát Bà, Cù Lao Chàm, Phú Quốc, Bình Hưng.
Việt Nam có 63 tỉnh thành, chia thành các vùng kinh tế xã hội. Mỗi vùng có các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, dân số đặc thù. Mục tiêu của tôi là thăm được hết 63 tỉnh thành này trong tương lai không xa :-)))
Các tỉnh Tây Bắc Bộ
Tây Bắc Bộ hay còn gọi là Tây Bắc gồm có sáu tỉnh là Điện Biên, Hòa Bình, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La và Yên Bái. Vùng địa hình đồi núi này giáp với hai nước láng giềng là Lào và Trung Quốc.
Các tỉnh Đông Bắc Bộ
Vùng Đông Bắc Bộ bao gồm chín tỉnh thành là Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Địa hình Đông Bắc Bộ cũng chủ yếu là đồi núi. Phía Bắc giáp với Trung Quốc và phía đông giáp với Biển Đông.
Các tỉnh Đồng Bằng Sông Hồng
Đồng Bằng Sông Hồng, còn gọi là Châu thổ Sông Hồng, bao gồm hai thành phố và tám tỉnh. Hai thành phố là Thái Bình, Vĩnh Phúc. Tám tỉnh là Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình.
Địa hình đồng bằng xen lẫn đồi núi. Vùng này giáp Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, Biển Đông và Bắc Trung Bộ.
Các tỉnh Bắc Trung Bộ
Vùng Bắc Trung Bộ bao gồm sáu tỉnh là Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế.
Sáu tỉnh này nằm trải dài từ phía nam Ninh Bình đến đèo Hải Vân. Tiếp giáp Đồng Bằng Sông Hồng, Biển Đông, Lào và Nam Trung Bộ.
Các tỉnh Duyên Hải Miền Trung là xương sống của hình chữ S
Chạy dọc biển đông, các tỉnh này có hình dáng giống như những đốt sống lưng của đất nước. Các tỉnh này may mắn có những bãi biển đẹp nhất cả nước. Các đốt sống lưng này gồm có Tp.Đà Nẵng – Quảng Nam – Quảng Ngãi – Bình Định – Phú Yên – Khánh Hòa – Ninh Thuận – Bình Thuận.
Phía Tây hướng về Tây Nguyên. Bắc tiếp giáp vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nam giáp vùng Đông Nam Bộ.
Các tỉnh Tây Nguyên là phần bụng của hình chữ S
Khu vực Tây Nguyên gồm có năm tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắc Nông và Lâm Đồng. Diện tích các tỉnh Tây Nguyên khá rộng lớn. Tổng diện tích năm tỉnh Tây Nguyên đã chiếm 1/6 tổng diện tích hình chữ S. Dân số Tây Nguyên lại chỉ có khoảng 6 triệu người. Đây là vùng có diện tích bình quân trên đầu người vào loại lớn nhất cả nước.
Tây Nguyên không có biển, nhưng giáp với hai nước láng giềng Lào và Campuchia. Bắc giáp Quảng Nam. Đông giáp các tỉnh duyên hải miền trung. Tây giáp Lào và Campuchia. Nam giáp các tỉnh Đông Nam Bộ.
Trong số các tỉnh Tây Nguyên, Lâm Đồng là tỉnh mang trọn tình yêu với Ninh Thuận và Bình Thuận. Yêu tới mức chắn hết đường biên, không cho tỉnh nào khác tiếp xúc. 🙂
Các tỉnh Đông Nam Bộ là cờ đầu kinh tế
Các tỉnh Đông Nam Bộ gồm có Tp.Hồ Chí Minh, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Đồng Bằng Sông Cửu Long
Đồng Bằng Sông Cửu Long thường được gọi dân dã là “Miền tây”. Nằm ở cực nam đất nước. Tiếp giáp với Campuchia, Biển Đông và Đông Nam Bộ. Đây là miền có nhiều tỉnh thành nhất. Thành phố Cần Thơ, người đẹp Tây Đô. 12 tỉnh thành là An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long.