Nhật ký Kon Tum
Tây Nguyên qua trang sách học trò là một vùng đất xa xôi và có phần bí hiểm. Vùng đất này gắn với hình ảnh đất đỏ bazan, rừng già, những điệu múa cồng chiêng, bóng cây Kơ nia…. Sau này, khi tôi có dịp tới thăm Tây Nguyên, tôi đã thấy Tây Nguyên ngày nay rất khác.
Trong số 5 tỉnh vùng Tây Nguyên là Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng, tôi đã có dịp tới thăm Đắc Nông, lướt qua Đắc Lắc và nhiều lần tới thăm thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng. Năm 2019, cùng các bạn tôi tới Gia Lai và Kon Tum.
Kon Tum
Quê hương của Siu Black, là tỉnh nằm ở phía bắc nhất trong số 5 tỉnh Tây Nguyên. Tỉnh duy nhất cùng một lúc tiếp giáp cả hai nước Lào và Campuchia. Kon Tum là cái tên chưa được nói nhiều tới trong làng du lịch. Chắc chắn những người định tới đây du lịch sẽ nhận một loạt câu hỏi “vì sao”. 😊.
Đã tới đây, nên tôi và các bạn rất dễ dàng trả lời câu hỏi này. Kon Tum mộc mạc, đáng yêu. Cuộc sống ở đây chậm rãi như những giọt cà phê chảy qua phin.
Phố núi cao nguyên
Kon Tum có sắc thái riêng của một phố núi cao nguyên. Buổi tối đầu tiên tới đây, trên đường về khách sạn, xe lướt qua những những ngọn đồi lượn sóng. Trong bóng tối mênh mông, tiếng hát của của Siu Black khỏe, phóng khoáng, đầy âm hưởng núi rừng.
Điều khiến tôi ngạc nhiên khi lần đầu tới Kon Tum là đường xá ở đây rất tốt. Những con đường chính trong thành phố đều trải nhựa mịn màng uốn lượn bên những sườn núi. Màu đất đỏ bazan tươi sáng. Tôi cứ liên tưởng những đồi đất đỏ có thớ giống như những tảng thịt cá hồi khổng lồ.
Tới từ cái nóng ngột ngạt như lò lửa ở Hà Nội hay Tp.Hồ Chí Minh, màu xanh thoáng đãng của rừng núi chân phương là một phần thưởng cho khách tới cao nguyên.
Tuy nhiên, bạn cũng đừng mang ảo tưởng về những cánh rừng bạt ngàn để mà thất vọng. Kon Tum đã mất đi nhiều cánh rừng nguyên sinh. Thay vào đó là những khu vườn chuối, tiêu, cà phê, cao su, sắn, chè…
Khi đi trong thành phố, thỉnh thoảng ta vẫn thấy một số cây rất to gợi nhớ tới thời nơi đây là rừng rậm.
Thành phố vắng khách du lịch
Đối với những ai đi tìm sự yên tĩnh, thì Kon Tum chính là điểm đến. Khách du lịch tới Kon Tum rất ít. Trong một vài ngày ở đây, chúng tôi chỉ gặp một đoàn khách nước ngoài và một vài nhóm khách trong nước.
Phố núi Kon Tum quy hoạch gọn gàng, chợ búa sạch sẽ. Chúng tôi thư thái thả bước, ngắm các hàng quán bên đường. Phố núi ngăn nắp lịch sự tới mức dễ dàng làm thủ đô bối rối…☹.
Chúng tôi đã có một loạt ấn tượng thú vị với Kon Tum
1.Khách sạn Hnam Chang Ngeh
là một khách sạn ngộ nghĩnh như chính tên gọi của nó. Phong cách kiến trúc ngộ nghĩnh khó suy đoán ra logic nào. Đường lên các phòng như mê cung thách đố khách. Nhiều phòng được mô phỏng như một boong tàu. Dù lập dị, giàn hoa giấy đáng yêu, đội ngũ nhân viên người dân tộc khiến chúng tôi thích khách sạn này :-).
2.Khu du lịch sinh thái Măng Đen
Là khu du lịch sinh thái nổi tiếng. Ở đây có hai điểm đông khách là thác Pa Sỹ và tượng Đức Mẹ Măng Đen. Người dân ở đây cho rằng Đức Mẹ Măng Đen rất linh thiêng. Nhiều người tới khấn vái để được đức mẹ ban cho lứa đôi hạnh phúc, con đàn cháu đống.
Tôi đặc biệt ấn tượng với khu vườn tượng ở khu du lịch sinh thái Măng Đen. Những bóng tượng bé nhỏ, đứng dưới bóng âm u của những bóng cây cổ thụ. Có chút gì đó thật bí hiểm tới sởn da gà :-).
3.Các công trình từ thời Pháp
Người Pháp đã rất coi trọng và chú ý tới Tây Nguyên, vùng đất có vị trí chiến lược. Từ năm 1933, thiên chúa giáo thâm nhập vào Tây Nguyên và bắt rễ rất chắc.
Tây Nguyên có nhiều giáo xứ và nhà thờ. Các di sản của thời này là Tòa Giáo Hội Kon Tum và nhà thờ Kon Tum đang trong trạng thái rất tốt.
4.Chùa Phật
Không chỉ có nhà thờ đạo thiên chúa, Kon Tum còn có những ngôi chùa phật. Một ví dụ là chùa Bác Ái, ngôi chùa cổ nhất ở Kon Tum.
5.Hãy thăm các quán cà phê khi tới Kon Tum ngay cả khi bạn không hay uống thứ nước đen sánh này. Bên bờ sông Dak Bla, cơ man là những quán cà phê. Một số quán cà phê có kiến trúc phong cách là quán Indochine, Eva Café.
6.Tới thăm cầu treo Kon Klor bắc qua dòng sông Dak Bla. Cây cầu lớn nhất Tây Nguyên này có màu vàng cam rực rỡ trong cái nắng nóng của Kon Tum.
6.Đơn giản là đi bộ vòng vòng qua các con phố và ngắm nhìn cuộc sống phố núi. Ngắm chợ chiều bán đầy rau cỏ. Chợ phố núi cũng giống chợ dưới xuôi. Đừng quên thưởng thức đặc sản ở phố núi nhé.
7.Bản sắc Tây Nguyên xưa đang mờ đi trong cuộc sống hội nhập
Phong cách và lối sống Tây Nguyên gắn với rừng già, nhà rông, cồng chiêng đã dần mờ đi trong cuộc sống hội nhập ngày nay.
Để lưu lại những nét dân tộc ấy, bên cạnh cầu treo Kon Klor, một nhà rông được dựng lên.
Thứ bảy khi chúng tôi qua đây, không gian vắng vẻ. Những chú bò đang gặm cỏ trên bãi cỏ gần đấy. Lũ trẻ người dân tộc vừa chơi đùa vừa chăn bò. Bên cạnh đó là một số bức tượng gỗ của các nghệ nhân người dân tộc.
Chợt thấy nao nao khi nghĩ về Tây Nguyên xưa trong những trang sách học trò.
Tới đây, tôi cứ tìm mãi một cây Kơ Nia mà không thấy cây nào.
Loài cây đặc trưng trong các câu ca về Tây Nguyên liệu có còn không? 2019 July.
Những bức ảnh ấn tượng về hồ Tà Đùng
Vị trí: Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, xã Đắk Som, Huyện Đắk G’Long,…
Hồ Tà Đùng, viên ngọc xanh bí ẩn nơi đại ngàn
Hồ Tà Đùng, Đắc Nông Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, xã Đắk Som,…
Ẩm thực Pleiku
Pleiku, phố núi nhỏ xinh của Tây Nguyên không thể sánh về mặt thực đơn…
10 điểm danh thắng không thể bỏ qua ở Pleiku
1.Biển hồ T’Nưng Đường Tôn Đức Thắng, thành phố Pleiku Biển hồ T’Nưng “không dám…
Tới Pleiku để được chạm tay vào thiên nhiên
Đánh cá trên Biển Hồ Pleiku “Tôi không muốn tới Thái Lan và Malaysia để…
Những bức ảnh đẹp nhất về thiên nhiên Pleiku
10 bức ảnh kỷ niệm về thiên nhiên và con người Pleiku chúng tôi chọn…