Náo nức với hình ảnh ngày lễ phục sinh

Lễ phục sinh ở Châu Âu

Có mấy lần mình tình cờ đi thăm Châu Âu vào đúng dịp lễ Phục Sinh. Thôi thì nguy cơ tăng giá, cháy vé, không book được phòng tăng lên gấp nhiều lần. Để bù lại bạn sẽ thực sự “no con mắt” về những trang trí ấn tượng ngoài đường phố. Thêm vào đó, còn trải nghiệm văn hóa khi tự mình được sống trong không khí náo nức của ngày lễ này.

Thời gian có lễ hội 

Năm 2019, lễ phục sinh “Ester Holiday” sẽ bắt đầu từ ngày thứ sáu 19/2019 tới ngày thứ hai 22/4/2019.

Lễ phục sinh là ngày mà theo kinh Tân Ước chúa Jesus sống lại. Một trong những ngày lễ quan trọng nhất của đạo thiên chúa giáo.

Theo kinh thánh…

Sau khi chúa Jesus bị quân La Mã hành hình bằng đóng đinh trên thánh giá, ông đã được chôn cất sau đó. Nhưng khi Mary Magdalene tới thăm mộ ông, bà thấy thi thể đã biến mất và chỉ còn ngôi mộ trống mà thôi.

Biểu tượng trứng và thỏ

Biểu tượng trang trí của ngày lễ phục sinh là trứng và thỏ. Đâu cũng có hai biểu tượng này đủ màu sắc, đủ chất liệu (sokola, nhựa etc…). Nhưng sự tượng trưng tôn giáo nằm ở đâu? Trứng tượng trưng cho ngôi mộ trống của chúa Giê xu. Trứng phục sinh màu đỏ tượng trưng cho máu của chúa đã chảy khi bị đóng đinh. Còn thỏ tượng trưng cho nhân vật tặng quà phục sinh như ông già Noel.

Ngày lễ mùa xuân trong dân gian Châu Âu

Theo một số nguồn khác thì ngày lễ phục sinh trước hết là ngày lễ chào mừng mùa xuân. Gà và Thỏ tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, sự may mắn, sự hồi sinh của thiên nhiên trong mùa xuân.

Truyền thống

Theo truyền thống, người dân sẽ trang trí những quả trứng đã được luộc chín. Sau đó, người ta ăn những quả trứng này.
Sau này, các sản phẩm trứng từ sokola, kẹo hoặc các vật liệu khác mẫu mã phong phú được sản xuất và bán nhân dịp này.

Tham khảo: wikipedia

Một số hình ảnh mình chụp được trong một số chuyến đi trùng ngày lễ Phục Sinh tới nước Đức