Tượng đá mặt người ở Bayon

Angkor Thom và Bayon, công trình vĩ đại của vương quốc Khmer cổ đại

Jayavarman VII, vị vua vĩ đại nhất trong các vị vua Khmer

Sau khi vua Suryavarman II mất đi, vương quốc Khmer rơi vào loạn lạc. Nội chiến và các cuộc chiến tranh liên miên với Champa đã khiến cho vương quốc này suy yếu. Khi đó, một hoàng tử đã có công thống nhất vương quốc, đánh tan giặc ngoại xâm.

Sau đó, vị hoàng tử này lên ngôi vua, lấy tên là Jayavarman VII. Sau này, ông được vinh danh là vị vua vĩ đại nhất của vương quốc Khmer cổ đại. Jayavarman VII đã lãnh đạo vương quốc lớn mạnh rực rỡ về kinh tế, tính ngưỡng, văn hóa.  Ông tự coi mình là thần thánh, là người trời. 

Angkor Thom, thành phố vĩ đại của vương quốc Khmer cổ đại

kiến trúc Angkor Thom
Vật liệu xây dựng Angkor Thom là đá ong và đá phiến

Một hoàng đế vĩ đại sẽ phải có những công trình của riêng mình. Vậy là, Jayavarman bắt tay vào xây Angkor Thom, thủ đô mới của đất nước, vào cuối thế kỷ 12. Nếu như Angkor Wat có tên là “City Temple” thì Angkor Thom có nghĩa là “Great City”.

Những hàng cột đá thẳng tắp ở Phimeanakas và cung vua

Trung tâm tôn giáo của Angkor Thom là Bayon. Ngoài hai công trình này, nhà vua còn cho xây dựng nhiều công trình để đời khác, trong đó có Ta PromPreah Khan dành báo hiếu cho cha mẹ ông.

Angkor Thom với các hành lang đá
Hành lang đá dài, hẹp và tối ở Angkor Thom

Giống như Angkor Wat, Angkor Thom cũng mô phỏng thế giới quan của đạo phật và đạo Hindu. Tường bao quanh và tháp mô phỏng núi Meru và đại dương. Nơi trần thế gặp thiên giới.

Stone towers in Bayon
Ruins of Bayon

Dưới thời cai trị của Jayavarman VII, đất nước cũng chuyển từ Hindu giáo sang phật giáo. Bản thân nhà vua là tín đồ phật giáo. Các ngôi đền thờ Hindu chuyển sang thờ phật. Sự chuyển đổi tín ngưỡng này phản ánh qua những bức họa trên đá ở Angkor Thom và Bayon. Lần sau tới đây, tôi nhất định sẽ làm một bộ sưu tập những bức họa này  🙂 

Những gương mặt Khmer khổng lồ ở Bayon

Bayon, trung tâm tôn giáo của thành phố vĩ đại Angkor Thom là nơi phải tới. Khu vực này ấn tượng nhất với các gương mặt Khmer nhìn ra bốn phương. Có tất cả 216 bức tượng mặt phật ở Bayon

Các nhà nghiên cứu cho rằng đấy là các bức tượng mặt của đức Phật. Nhưng cũng có thể vua Jayavarman VII ngụ ý chính là mặt của ông. Lý do là vì ông tự ví mình như các vị thần thánh.

Một điều đặc sắc nữa là ở đây có rất nhiều tranh đá như bức dưới đây.

Apsara in Bayon
Thiếu nữ Apsara nhảy múa trên hoa sen

Ngắm nhìn các bức tranh khắc đá ở Angkor Thom và Bayon để thấy trình độ Khmer cổ đại đỉnh cao. Hãy thử tìm kiếm hình ảnh các con vật và hình ảnh các apsara trên các bức tường đá.

Điểm cần tới tiếp theo chắc chắn là Ta Prohm của “Tomb raider” rồi. Jayavarman VII ngày đó đã xây dựng Ta Prom để báo hiếu mẹ của mình. Ta Prohm là điểm không thể nào bỏ qua khi tới khu di tích Angkor. 1/2015

References:

https://en.wikipedia.org/wiki/Angkor_access 20181118